Đẩy mạnh tập huấn chuyển giao và ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 73)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.3.2.Đẩy mạnh tập huấn chuyển giao và ứng dụng công nghệ

Sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, việc áp dung khoa học kĩ thuật là điều kiện giúp nâng cao năng suất giảm chi phí, lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Để hoàn thành tốt giải pháp về ứng dụng công nghệ tôi xin đưa ra một số ý kiến sau:

UBND huyện Phú Bình cần phối hợp với sở Khoa học công nghệ, trung tâm khuyến nông, thú y của tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Bình nâng cao trình độ kĩ thuật cho người chăn nuôi bằng cách tăng cường thêm các hoạt động tập huấn chuyển giao kĩ thuật, xây dựng nhiều mô hình, đầu tư cho các hộ đi tham quan mô hình ở địa phương khác. Đa dạng hóa các tổ chức chuyển giao kĩ thuật như khuyến nông, khuyến công, dạy nghề, tập huấn sử dụng cám của công ty cám, sử dụng thuốc thú y của các công ty thuốc. Huyện Phú Bình liên kết với các chuyên gia của Viện chăn nuôi, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để tư vấn, tập huấn cho hộ chăn nuôi. Huyện Phú Bình cần khuyến khích các tổ Liên gia, hiệp hội chăn nuôi gà trao đổi kĩ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi cho các thành viên. Đồng thời, huyện cần phải khuyến khích lao động chăn nuôi ga tham gia thường xuyên các lớp tập huấn.

Thứ hai, cần sử dụng các con giống tin cậy, đảm bảo chất lượng. Điều tra về tình hình sử dụng con giống cho thấy, các hộ chăn nuôi sử dụng con giống không đồng nhất dẫn tới chất lượng sản phẩm không đồng đều, không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, huyện Phú Bình cần mở rộng các cơ sở ấp nở giống gà đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

Thứ ba, cần phải lựa chọn quy mô chăn nuôi phù hợp. Tùy điều kiện của từng hộ để có thể xây dựng quy mô chăn nuôi phù hợp. Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật cũng phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi. Khi quy mô chăn nuôi lớn, việc áp dung các thành tựu khoa học kĩ thuật dễ dàng và đạt chất lượng cao hơn.

Đối với việc sử dụng các yếu tố đầu vào phải sử dụng đồng bộ, phối hợp xen kẽ các đầu vào tránh trường hợp lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 73)