Tăng cường công tác quản lý thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 81)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.3.9.Tăng cường công tác quản lý thị trường

Công tác quản lý thị trường đòi hỏi phải có sự quan tâm đến thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Hiện nay, tình hình kinh tế đang gặp khó khăn, việc đầu tư cho sản xuất cần được tính toán, phân bổ hợp lý trước tình trạng giá cả ngày càng tăng. Như vậy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên nói chung và chính quyền huyện Phú Bình cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng chăn nuôi, tiết kiệm chi phí cho người chăn nuôi, đặc biệt là thị trường thức ăn chăn nuôi và thị trường thuốc thú y. Huyện Phú Bình nên tạo điều kiện cho HTX DVNN ký kết với các doanh nghiệp là nhà phân phối các sản phẩm phục vụ chăn nuôi gà. Về hỗ trợ cho vay vốn chăn nuôi gà, huyện Phú Bình nên mở rộng nguồn vốn vay, tăng thời gian vay và lãi suất vay hợp lý, nhất là nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ việc làm của địa phương.Đối với thị trường đầu ra, cần tăng cường thông tin thị trường đến các hộ chăn nuôi kịp thời, đầy đủ từ đó các hộ sẽ nắm bắt được thông tin giá cả, tình hình tiêu thụ sản phẩm gà để các hộ chăn nuôi chủ động trong tiêu thụ sản phẩm của mình.

Các cơ quan chính quyền cần cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thị trường, ngoài ra các cơ quan chính quyền tìm cách hỗ trợ nông dân tiêu thụ đầu ra qua các hình thức như liên kết, kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở thu mua, các công ty, trung tâm giết mổ...Sản phẩm gà tại đây với lợi thế về số lượng và chất lượng đã được người tiêu dùng khẳng định, vì vậy các cơ quan chính quyền hoàn toàn có thể tạo ra các hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trong dài hạn với số lượng lớn. Các hộ chăn nuôi cũng cần tạo ra các mối liến kết giữa các nhóm hộ,

liên kết với các đơn vị thu gom, bao tiêu sản phẩm để bán sản phẩm với giá tốt nhất tránh các trường hợp bán cho các tư thương bị ép giá. Các nhóm hộ có thể tự tiêu thụ sản phẩm của mình cho các công ty, trung tâm thu mua lớn mà không cần đến các tư thương.

Để hoàn thiện tốt các giải pháp nâng cao HQKT chăn nuôi gà, Phú Bình cần thực hiện các hoạt động sau:

Thứ nhất: Cần thực hiện ngay việc rà soát, kiểm tra điều kiện các xã, tiểu

vùng trong huyện về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, dân số lao động để có định hướng nên quy hoạch ở địa điểm nào? Và quy trình quy hoạch như thế nào cho phù hợp. Xây dựng quy hoạch diện tích vùng chăn nuôi theo xã, cụm xã, thực hiện công khai qui hoạch, thông báo tới người dân, thực hiện chuyển đổi ruộng đất, đồi bãi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình thí điểm. Không nên thực hiện quy hoạch một cách ồ ạt mà nên thực hiện thí điểm qui hoạch lại theo vùng, trong vùng thực hiện theo từng xã lựa chộn qui mô, hộ nuôi và phát triển giống gà hợp lý, theo đúng tiêu chuẩn, qui chuẩn, chất lượng đã đăng ký thương hiệu. Tạo mọi điều kiện để các hộ có điều kiện tiềm năng, nguồn lực, mở rộng quy mô sản xuất được dồn điền đổi thửa, thuê thêm mặt bằng để phát triển mô hình kinh tế gia trại, trang trại…

Thứ hai: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới hộ để hộ nắm rõ

được chính sách của nhà nước, cơ chế hỗ trợ của địa phương. Phú Bình cần có những chính sách phù hợp trong quá trình xây dựng hạ tầng, cần rà soát kiểm tra, ưu tiên đầu tư xây dựng những chỗ thiếu, yếu kém, tránh trường hợp đầu tư tràn lan, lãng phí.

Thứ ba: Quan tâm đến quy hoạch vùng chăn nuôi đảm bảo nguồn giống và

cung cấp đủ các giống gà ri lai, mía lai cho các cơ sở, các hộ chăn nuôi. 100% cơ sở, hộ chăn nuôi cam kết và thực hiện nuôi gà đúng chủng loại giống huyện đã đăng ký và công bố thương hiệu. Tăng cường hoạt động khuyến nông, dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật tới người chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động đưa các giống vào chăn nuôi, quá trình chuyển giao kỹ thuật, qui trình chăn nuôi sạch, vệ sinh an toàn sinh học.

Thứ tư: Cần mở cửa sản xuất để có sự tham gia của các doanh nghiệp trong

quá trình tìm kiếm đầu vào cho sản xuất như giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm gà, kể cả gà lông và gà qua giết mổ. Đầu tư nâng cấp, chỉ đạo phát huy tối đa hệ thống thông tin, nhất là trang thông tin điện tử và cổng thông tin điện tử của huyện trong việc quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm thông tin thị trường, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp liên quan đến chăn nuôi và tiêu thụ gà.

Thứ năm: Cần có sự tư vấn của các chuyên gia về tình hình sử các yếu tố đầu vào trên, để đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng đầu vào nào tối ưu và hợp lý nhất. Vẫn tiếp tục phát huy khả năng, hiệu quả hoạt động của trạm và đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến công, phòng nông nghiệp, các tổ liên gia, hội chăn nuôi và tiêu thụ gà trong vấn đề chuyến giao KHKT, liên kết chuyển giao KHKT và tiêu thụ. Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, xúc tiến thương mại, bảo vệ và phát triển thương hiệu gà Phú Bình trên thị trường. Chính quyền địa phương linh hoạt trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho mặt hàng nông sản hàng hóa ở địa phương.

Thứ sáu: Củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trạm thú

y, đội ngũ thú y cơ sở và thú y viên thôn bản. Đảm bảo vai trò quản lý, theo dõi đàn gà, hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Tăng cường hoạt động kiểm dịch của cơ quan chức năng và giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện quán trình quản lý dịch bệnh của các hộ chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm dịch vận chuyển. Kiên quyết không cấp giấy lưu hành và tem nhãn khi thu mua, bán gà nuôi chưa đủ tuổi hoặc có bệnh đi tiêu thụ.

Trên đây là ý kiến đề xuất của tôi giúp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở huyện Phú Bình. Tùy vào từng thời kỳ mà mỗi giải pháp được cải thiện và thực hiện khác nhau. Từ thực trạng về tình hình chăn nuôi gà ở huyện Phú Bình, tôi xin được đưa ra ý kiến của mình giúp cải thiện các thực hiện các giải pháp trong thời gian tới. Bên cạnh đó, huyện cũng cần thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại việc tiếp thu các chính sách cũng như điều chỉnh các cơ chế khuyến khích hỗ trợ của địa phương cho phù hợp với thời gian và tình hình chăn nuôi gà.

3.3.10.Tăng cường công tác bo v môi trường

Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phun thuốc sát trùng khu vực chăn nuôi; không vứt xác gà chết bừa bãi để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư và các hộ chăn nuôi xung quanh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 81)