Qua các nghiên cứu trước đây, tác giả đã chọn mô hình nghiên cứu của Recardo và Jolly, cho thấy rằng mô hình này được sử dụng khá phổ biến.
Bên cạnh đó, qua quá trình nghiên cứu sơ bộ và tiếp thu ý kiến đóng góp của các anh/chị nhân viên tại công ty Scavi Huế, tôi nhận thấy mô hình nghiên cứu của Recardo và Jolly năm 1997 với 8 khía cạnh của VHDN phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc tại công ty, đồng thời tác động đến vấn đề cần nghiên cứu. Các khía cạnh đó là: Giao tiếp trong tổ chức; Đào tạo và phát triển; Phần thưởng và sự công nhận; Hiệu quả trong việc ra quyết định; Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến; Định hướng về kế hoạch trong tương lai; Làm việc nhóm; Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách chính trị.
Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu tương quan giữa các khía cạnh của VHDN và sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên
Với mô hình nghiên cứu được xây dựng như trên các giả thuyết nghiên cứu bao gồm:
H1: Giao tiếp trong tổ chức có mối quan hệ thuận chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên
H2: Đào tạo và phát triển có mối quan hệ thuận chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên
H3: Phần thưởng và sự công nhận có mối quan hệ thuận chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên
H : Hiệu quả trong việc ra quyết định có mối quan hệ thuận chiều với sự
Giao tiếp trong tổ chức
Sự cam kết gắn bó với tổ chức của
nhân viên
Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị
Đào tạo và phát triển
Phần thưởng và sự công nhận
Hiệu quả trong việc ra quyết định
Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến
Định hướng về kế hoạch trong tương lai
Làm việc nhóm
H5: Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến có mối quan hệ thuận chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên
H6: Định hướng kế hoạch trong tương lai có mối quan hệ thuận chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên
H7: Làm việc nhóm có mối quan hệ thuận chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên
H8: Sự công bằng và nhất quán các chính sách quản trị có mối quan hệ thuận chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên