Sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với tổ chức

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của VHDN đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại Công ty Scavi Huế (Trang 87 - 95)

2.3.5.1. Đánh giá của nhân viên về sự cam kết gắn bó với tổ chức

Bảng 28: Thống kê mô tả về sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức

Anh/chị sẵn sàng nổ lực hết mình vì sự phát triển của công ty Anh/chị mong muốn gắn bó lâu dài với công

ty.

Anh/chị chấp nhận mọi sự phân công công việc để có thể tiếp tục làm việc trong công ty. Anh/chị vui mừng khi được làm việc tại công ty. Công ty thực sự quan tâm và mang lại những điều tốt đẹp cho anh/chị . Anh/chị cảm thấy tự hào khi là một thành viên của công ty. Giá trị trung bình 3,79 3,66 3,60 3,65 3,62 3,63 Mức độ đánh giá Đồng ý Đồng ý Đồng ý Đồng ý Đồng ý Đồng ý

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)

Từ kết quả thống kể ở bảng trên cho thấy,tất cả các chỉ tiêu của sự cam kết gắn bó đều có giá trị trung bình tương đối cao, dao động từ 3,60 đến 3,79 và đều được đánh giá ở mức đồng ý. Với cao nhất là chỉ tiêu “Anh/chị sẵn sàng nổ lực hết mình vì

sự phát triển của công ty” với mức 3,79 và thấp nhất là chỉ tiêu “Anh/chị chấp nhận mọi sự phân công công việc để có thể tiếp tục làm việc trong công ty” với mức 3,60.

Có thể thấy khoảng cách giá trị trung bình giữa các chỉ tiêu là không lớn.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, tất cả người lao động trong công ty đều có chung quan điểm là sẽ sẵn sàng nổ lực làm việc hết mình vì sự tồn tại và phát triển của công ty. Hơn nữa, họ đều chấp nhận tuân theo mọi sự phân công công việc để thỏa mãn mong muốn sẽ gắn bó và làm việc lâu dài tại công ty Scavi Huế. Bởi vì, công ty luôn có sự quan tâm đến nhân viên, luôn thực hiện các chính sách, các hoạt đông sản xuất kinh doanh để mang lại những điểu tốt đẹp nhất cho người lao động của họ. Không chỉ vậy, khi tham gia sản xuất, làm việc, mọi nhân viên đều luôn trong trạng thái vui vẻ, môi trường làm việc tươi mới, năng động, đầy nhiệt huyết. Điều đặc biệt nhất là tất cả nhân viên cảm thấy tự hào khi là một thành viên, một yếu tố của công ty Scavi Huế. Có thể thấy, những điều trên như một sự cam kết của toàn bộ người lao động tại Scavi, họ đều có chung quan điểm là đã, đang và sẽ tiếp tục gắn bó với công ty lâu dài.

Từ bảng kết quả kiểm định levene (phụ lục 8), những giá trị có mức ý nghĩa <0,05 sẽ bị loại bỏ khỏi kiểm định sự khác biệt.

Bảng 29: Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm nhân viên về sự cam kết gắn bó với tổ chức

Tiêu chí

Mức ý nghĩa (Sig) Giới tính

(I) Tuổi (A) Trình độ (A)

Bộ phận (I) Kinh nghiệm (A) Anh/chị sẵn sàng nổ lực hết mình vì sự phát triển của công ty

0,785 0,436 0,581 0,939 0,252

Anh/chị mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.

0,320 0,297 0,047 0,574 0,339

Anh/chị chấp nhận mọi sự phân công công việc để có thể tiếp tục làm việc trong công ty.

0,840 0,137 0,024 0,756 0,134

Anh/chị vui mừng khi được làm việc tại công ty.

0,837 0,865 0,652 0,434 0,425

Công ty thực sự quan tâm và mang lại những điều tốt đẹp cho anh/chị .

0,801 0,500 0,044 0,469 0,051

Anh/chị cảm thấy tự hào khi là một thành viên của công ty.

0,610 0,428 0,120 0,916 0,040

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)

Từ bảng kết quả trên cho thấy, với độ tin cậy cho phép kiểm định là 95% (mức ý nghĩa 5 %), hầu hết đều không có sự khác biệt trong việc đánh giá về khía cạnh cam kết gắn bó giữa các nhóm phân theo giới tính, tuổi, trình độ học vấn, bộ phận làm việc và kinh nghiệm làm việc.

Ngoại trừ, nhóm trình độ học vấn tương ứng với tiêu chí “Anh/chị chấp nhận

mọi sự phân công công việc để có thể tiếp tục làm việc trong công ty” có Sig

=0,024<0,05 và “Công ty thực sự quan tâm và mang lại những điều tốt đẹp cho

“Anh/chị cảm thấy tự hào khi là một thành viên của công ty”có Sig=0,040<0,05. Nên

bác bỏ giả thuyết H0, tức là có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các nhóm đối tượng trên về các tiêu chí tương ứng.

2.3.5.2. Hàm hồi quy

Mô hình hồi quy được sử dụng là hồi quy tuyến tính bội, nhằm đo lường mức tác động của các biến độc lập là các yếu tố hình thành nên VHDN đến biến phụ thuộc là sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức. Các biên của mô hình hồi quy được rút trích từ kết quả phân tích EFA và được xây dựng tổng quát như sau:

GB = β0+ β1*GT + β2*DT+ β3*PT+ β4*KH+ β5*N+ β6*CB + ei

Trong đó : GT, DT, PT ,KH, N, CB: các biến độc lập GB : biến phụ thuộc

Βi: hệ số hồi quy riêng của biến độc lập thứ i Ei: sai số thực ( phần dư)

Các giả thuyết cho mô hình:

H0: Các giả thuyết không có mối tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức H1: Nhân tố GT = Giao tiếp trong tổ chức có mối tương quan cùng chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức

H2: Nhân tố DT = Đào tạo và phát triển có mối tương quan cùng chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức

H3: Nhân tố PT = Phần thưởng và sự công nhận mối tương quan cùng chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức

H4: Nhân tố KH = Định hướng kế hoạch trong tương lai có mối tương quan cùng chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức

H5: Nhân tố N = Làm việc nhóm có mối tương quan cùng chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức

H6: Nhân tố CB = Sự công bằng và nhất quán các chính sách quản trị có mối tương quan cùng chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, ta cần phải xem xét các vấn đề sau:

a) Kiểm định hệ số tương quan:

Xét ma trận hệ số tương quan để kiểm định hệ số tương quan nhằm kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập (các khía cạnh của VHDN) với biến phụ thuộc ( sự cam kết gắn bó với tổ chức) càng lớn chứng tỏ chúng có mối quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Hệ số tương quan dương biểu hiện mối quan hệ cùng chiều, hệ số tương quan âm biểu hiện mối quan hệ ngược chiều.

Bảng 30 : Hệ số tương quan

GT DT PT KH N CB

GB Giá trị Sig. 0,000 0,000 0,439 0,232 0,769 0,382

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)

Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhân tố có mối quan hệ với biến phụ thuộc sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức trừ biến giao tiếp trong tổ chức và biến đào tạo và phát triển có giá trị Sig. < 0,05; tức là bác bỏ H0 nghĩa là 2 biến này có mối tương quan với biến phụ thuốc. Còn các biển phần thưởng và sự công nhận; định hướng kế hoạch tương lai; làm việc nhóm và sự công bằng và nhất quán trong quản trị có giá trị Sig > 0,05, chưa đủ cơ sở bác bỏ H0,nghĩa là các biến này không có tương quan tuyến tính với GB. Do đó, 4 biến này bị loại khỏi mô hình và không được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

b) Đánh giá độ phù hợp (độ tin cậy) của mô hình.

Bảng 31: Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Mô hình R R2 R2hiệu chỉnh Sai số của ước

lượng

1 0,672a 0,452 0,434 0,48161

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)

Giá trị R2 = 0,452= 45,2% > 40%; do đó, với mức ý nghĩa 5%, mô hình hồi quy giải thích được 45,20% sự biến thiên của biến phụ thuộc (Sự cam kết gắn bó) do sự biến thiên của 2 biến độc lập ( giao tiếp trong tổ chức ; đạo tạo và phát triển). Vậy mô

c) Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình Giả thuyết:

H0: = = = ⋯ = =

H1: có ít nhất một biến độc lập có liên hệ (có ảnh hưởng) đến biến phụ thuộc. Bảng 32: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình

Mô hình Tổng các bình phương df Bình phương trung bình F Sig.

1

Hồi quy 35,928 6 5,988 25,815 ,000a

Phần dư 43,607 188 ,232

Total 79,535 194

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)

Ta có giá trị Sig. <0.005 do đó có đủ giả thuyết để bác bỏ H0và chấp nhận H1 rằng với mức ý nghĩa 5%, kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc GB.Vậy mô hình hồi quy tuyến tính trên phù hợp và có thể sử dụng được

d) Kiểm định giả thuyết về từng hệ số hồi quy riêng phần

Bảng 33: Kiểm định giả thuyết về từng hệ số hồi quy riêng phần

Biến phụ thuộc Giá trị Sig.

GT 0,000 DT 0,000 PT 0,056 KH 0,254 N 0,806 CB 0,243

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)

Theo bảng kết quả trên, với bốn giá trị Sig. lần lần lượt với bốn biến PT, KH, N, CB lớn hơn 0,005 thì có thể kết luận rằng với mức ý nghĩa 5%, bốn biến độc lập này không ảnh hưởng đến GB hay chúng không có ý nghĩa trong mô hình.Vậy 4 biến này bị loại ra khỏi mô hình và mô hình được tiếp tục phân tích với 2 biến độ lập GT và DT.

e) Giả định tính độc lập của sai số (hay không có tương quan giữa các phần dư)

Giả thuyết:

H0: Hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0. H0: Hệ số tương quan tổng thể của các phần dư khác 0.

Bảng 34: Kiểm định tính độc lập của sai số

Mô hình Durbin - Watson

1 2,396

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)

Từ bảng trên ta thấy giá trị Durbin – Watson là 2,396 nằm trong khoảng từ 1,6 đến 2,6; do đó, với mức ý nghĩa 5%, mô hình không có hiện tự tương quan.

f) Giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 35: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Mô hình Giá trị VIF

GT 1,313

DT 1,316

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)

Tất cả hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 10 nên với mức ý nghĩa 5%, do đó mô hình không có dấu hiệu đa cộng tuyến.

g) Giả định liên hệ tuyến tính

Nhìn trên biểu đồ dưới đây, ta sẽ không nhận thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán một cách ngẫu nhiên. Do đó, ta có thể kết luận giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn.

Biểu đồ 6: Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ giữa giá trị dự đoán và phần dư h) Giả định phần dư có phân phối chuẩn

Nhìn qua Đồ thị ta thấy có dạng phân phối chuẩn (dạng hình chuông), giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1.

Biểu đồ 7: Biểu đồ tần số khảo sát phân phối của phần dư

i) Hàm hồi quy

Tiến hành xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là GB ( sự cam kết gắn bó của nhân viến với tổ chức) và 2 biến độc lập là GT ( giao tiếp trong tổ chức) và DT (đào tạo và phát triển).

Bảng 36: Mô hình hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

B Độ lệch chuẩn Beta

1

Hằng số 0,742 0,361

GT 0,311 0,070 0,274

DT 0,510 0,065 0,487

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy thể hiện rằng hai nhân tố độc lập đều có tác động dương đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức với độ tin cậy 95%. So sánh giá trị của các Beta chuẩn hóa cho thấy: Đào tạo và phát triển ( 0,487) ảnh hưởng nhiều hơn đên sự cam kết gắn bó so với giao tiếp trong tổ chức ( 0,274).

Như vậy, ta có thể rút ra mô hình hồi quy với các biến có hệ số chuẩn hóa như sau:

GB= 0,742 + 0,274* GT + 0 487* DT

Sự cam kết gắn bó = 0,742 + 0,274 *giao tiếp trong tổ chức + 0,487* đào tạo và phát triển

Từ mô hình hồi quy ta thấy:

- Khi các biến giao tiếp trong tổ chức, đào tạo và phát triển bằng 0 ( GT=0; DT=0) thì sự cam kết gắn bó là 0,742 đơn vị.

- Hệ số hồi quy của nhân tố “giao tiếp trong tổ chức” = 0,2744>0, biến GT tác động đến GB theo chiều dương, nghĩa là khi giao tiếp trong tổ chức tăng lên 1 đơn vị thì sự cam kết gắn bó tăng lên 0,274 đơn vị.

- Hệ số hồi quy của nhân tố “ đào tạo và phát triển” = 0,487 >0, biến DT tác động đến GB theo chiều dương, nghĩa là khi đào tạo và phát triển tăng lên 1 đơn vị thì sự cam kết gắn bó tăng lên 0,487 đơn vị.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của VHDN đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại Công ty Scavi Huế (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)