Môi trường nhân khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng (Trang 31 - 32)

Theo số liệu thống kê, người dân thành thị thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 2,04 lần. Sự chênh lệch giàu nghèo ở mức xấp sỉ 9,2 lần (2011) và chỉ số này ngày càng tăng cao. Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cả nước.Tổng số người thất nghiệp, thiếu việc làm thường xuyên và thu nhập thấp ở Việt Nam khoảng gần 10%. Con số này cho thấy đại bộ phận người Việt Nam có mức sống thấp, vì vậy mà nhu cầu về các sản phẩm công nghệ điện tử không cao. Thêm vào đó, khi kinh tế khó khăn người dân có xu hướng mua những thiết bị cần thiết cho gia đình với mức giá cả hợp lý. Do đó các sản phẩm có giá cao ít được họ chú ý tới. Nhận biết được điều này công ty đã có những chương trình nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng như các chương trình trả góp với lãi suất ưu đãi, các chương trình khuyến mãi đặc biệt vào các dịp lễ tết, mừng sinh nhật…

Năm 2013 dân số Việt Nam cán mốc 90 triệu người, Trong đó: - Độ tuổi từ 0 – 14 chiếm: 24,1%

- Độ tuổi từ 15 – 64 chiếm: 69% - 65 tuổi trở lên chiếm: 6,9%

Với cơ cấu dân số vàng như hiện nay thì Việt Nam có nguồn lao động dồi dào. Tạo nhiều thuận lợi trong việc thu hút người lao động có trình độ chuyên môn cao, đồng thời đây cũng là một thị trường tiêu thụ rộng lớn để công ty thu hút khách hàng, duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên lực lượng lao động này chủ yếu tập trung ở

vùng nông thôn, chiếm đến 71,5%. Điều này cũng tạo cho công ty khó khăn trong tuyển dụng lao động khi mà đa số các công ty đều tập trung tại các thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)