Chất lượng phục vụ và đáp ứng khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng (Trang 50 - 58)

Một công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng phải có khả năng nhận diện và thỏa mãn tốt nhu cầu của họ, có như vậy khách hàng mới cảm nhận được giá trị sản phẩm của công ty, từ đó gia tăng được lòng trung thành của khách hàng.

Chất lượng phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng vượt trội đem lại lợi thế cho công ty. Nâng cao được danh tiếng về chất lượng phục vụ cho phép công ty có thể duy trì và thu hút lượng lớn khách hàng. Phương Tùng kinh doanh với phương châm “khách hàng là thượng đế” xem khách hàng là điểm khởi đầu của hoạt động kinh doanh

Sự cải thiện về chất lượng cung cấp sản phẩm: công ty Phương Tùng luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mới nhất, hot nhất. Là đối tác của những nhà cung cấp lớn, công ty Phương Tùng luôn có năng lực nhất định trong việc đàm phán thương lượng và được cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao. Khách hàng khi đến mua hàng sẽ được đội ngũ nhân viên bán hàng giới thiệu tư vấn về sản phẩm, chính sách bán hàng, chính sách bảo hành… để khách hàng có thể lựa chọn được những sản phẩm ưng ý. Khách hàng được hưởng những ưu đãi trong chính sách bán hàng của công ty. Đặc biệt trong nhưng dịp lễ, Tết… khách hàng sẽ được giảm giá,

nhận những phần quà có giá trị của công ty. Việc cung cấp những sản phẩm vượt trội, phục vụ khách hàng chu đáo là một bộ phận cần thiết để thực hiện đáp ứng khách hàng một cách vượt trội.

Ông Nguyễn Minh Hùng, giám đốc của công ty Phương Tùng nói “chúng tôi tiếp tục tích cực theo dõi xu hướng của người tiêu dùng và thị trường, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mới nhất với chất lượng tốt nhất".

Quan tâm đến thời gian đáp ứng khách hàng: bên cạnh việc cung cấp những sản phẩm có chất lượng thì thời gian để phục vụ một khách hàng cũng là một trong những yếu tố giúp đáp ứng khách hàng vượt trội. Thời gian chờ thanh toán, thời gian chờ để được bảo hành, thời gian chờ để được lắp ráp… Đến với Phương Tùng khách hàng sẽ được phục vụ nhanh nhất có thể.

Quan tâm đến giá bán để cạnh tranh: Giá cả là một trong những yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh. Ngày nay, khi cuộc sống của người dân ngày càng eo hẹp, người ta càng tiết kiệm chi tiêu nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng những hàng hóa với giá cả phải chăng, hợp với túi tiền. Nhận biết được điều này công ty Phương Tùng luôn hoạt động với phương châm “bán đúng giá cả”. Đến với Phương Tùng khách hàng sẽ được mua sản phẩm đúng với giá trị thật của nó.

Đối với khách hàng mua số lượng “đơn lẻ” sẽ được hưởng như giá “bán buôn”. Còn với khách hàng sỉ ngoài các mức chiết khấu thì còn được giảm giá vào các dịp lễ quan trọng như ngày kỷ niệm thành lập công ty, lễ Tết… Động thái này cho thấy Phương Tùng đang quyết đấu với các đối thủ cạnh tranh nặng ký trong ngành kinh doanh công nghệ tin học bằng việc tạo nhiều điều kiện hấp dẫn hơn cho khách hàng của mình. Chẳng hạn, nếu so sánh các sản phẩm máy tính laptop của công ty với các ĐTCT sẽ rẻ hơn khá nhiều như sản phẩm Dell Vostro 3650 i5 của Phương Tùng bán chỉ 12.627.273 (VNĐ) còn ở Phi Long bán với giá 12.899.000 (VNĐ). Bởi vì công ty nhập tận gốc nên việc thương lượng giá từ nhà cung cấp khá tốt vì vậy khách hàng mua sản phẩm ở công ty cũng sẽ được hưởng quyền lợi giá cạnh tranh.

Phương Tùng luôn tạo ra những điều khác biệt so với ĐTCT và giúp công ty xây dựng được lòng trung thành của khách hàng. Có thể đánh giá “đáp ứng khách hàng”

là một trong những yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.

2.3.1.5. Mạng lưới phân phối và thị trường tiêu thụ

là một yếu tố rất quan trọng để đưa doanh nghiệp đến thành công. Nó giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh tranh, khi mà các chiến dịch quảng cáo hay cắt giảm giá chỉ có lợi thế trong ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút hoặc bằng không.

Mô hình kênh phân phối:

Hình 2.11: Mô hình kênh phân phối.

Phương Tùng sử dụng kênh phân phối trực tiếp (kênh cấp 0) là chủ yếu để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Công ty đưa sản phẩm của mình đến khách hàng thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty và chi nhánh chính thức tại Tam Kỳ Quảng Nam. Khách hàng muốn mua sản phẩm sẽ được các nhân viên tư vấn lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Ngoài ra công ty còn bán sản phẩm thông qua website chính của công ty. Khách hàng có thể xem hàng và đặt hàng trực tiếp trên trang web, công ty sẽ tiếp nhận đơn hàng nếu đơn hàng được coi là hợp lệ. Nhân viên công ty sẽ giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại địa điểm đã thỏa thuận.

Với mô hình kênh phân phối này Phương Tùng sẽ dễ dàng kiểm soát được chất lượng, sản phẩm, hàng nhái, hàng giả, chính sách về giá cả, trưng bày hàng hóa, các chính sách khuyến mãi…của sản phẩm khi đến tay của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, công ty còn bán lại sản phẩm cho các đại lý nhỏ hơn (kênh cấp 1) để tiêu thụ sản phẩm, vì không phải công ty nào cũng có thể nhập hàng từ nhà sản xuất. Các đại lý này sẽ bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Các lý này là những doanh nghiệp riêng lẻ, mua lại sản phẩm để bán. Hiện có khoảng hơn 10 cửa hàng làm đại lý bán lẻ cho công ty Phương Tùng trên thị trường Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Với mạng lưới phân phối thưa thớt, sản phẩm của công ty chỉ phần nào bao phủ được thị trường miền Trung mà chủ yếu là thị trường Đà Nẵng. Biểu hiện là Phương Tùng đang chiếm 21% thị phần trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Do đó công ty cần phải có những giải pháp cụ thể để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình.

2.3.1.6. Cơ sở vật chất

Công ty CNTH Phương Tùng là một công ty đã được thành lập khá lâu trụ sở được đóng tại 40 - 42 - 44 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng. Tọa lạc tại vị trí thuận tiện giữa trung tâm thành phố, gần nơi giao nhau của các con đường: Triệu Nữ Vương, Hoàng Diệu, Ông Ích Khiêm, Nguyễn Văn Linh. Là khu vực sầm uất nhất thành phố Đà Nẵng. Tập trung rất nhiều các công ty, doanh nghiệp,văn phòng làm việc và người dân sinh sống… rất thuận lợi cho việc kinh doanh các mặt hàng thiết bị tin học.

Với diện tích khá lớn gần 700m2, công ty gồm 6 tầng có thang máy thuận tiện cho việc vận chuyển, đi lại. Tận dụng diện tích đất, công ty đã bố trí xây dựng nhiều bộ phận khác nhau tại trụ sở này: cửa hàng trưng bày, văn phòng làm việc, bộ phận sữa chữa bảo hành kĩ thuật, nhà kho, bãi để xe…

Bảng 2.4. Mặt bằng kinh doanh của công ty

STT Danh mục Diện tích (m2) 1 Văn phòng làm việc 150 2 Phòng lắp ráp, bảo hành 126 3 Phòng trưng bày 224 4 Kho hàng 200 Tổng 700

Nhìn chung sự phân bổ mặt bằng kinh doanh như vậy là khá hợp lý, có sự phân khu rõ ràng thuận lợi trong việc quản lý và kiểm soát.

Công nghệ ngày càng phát triển, là một công ty chuyên về công nghệ thông tin Phương Tùng không ngừng cải tiến nâng cao thiết bị máy móc, trang bị thiết bị kiểm soát hoạt động mua bán hiệu quả.

Bảng 2.5: Máy móc thiết bị tại công ty Phương Tùng

STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng Đơn vị Tình trạng hoạt động

1 Bàn ghế 30 Bộ 80%

2 Máy quạt 46 Cái 70%

3 Tủ đựng tài liệu 15 Cái 80%

4 Tủ trưng bày hàng hóa 25 Cái 70%

6 Máy fax 05 Cái 80%

7 Máy in 03 Cái 80%

8 Bình nước uống nóng lạnh 08 Cái 75%

9 Điện thoại cố định 60 Cái 75%

10 Máy điều hòa 06 Cái 80%

11 Ti vi 04 Cái 90%

12 Dàn máy nghe nhạc 02 Cái 85%

13 Bóng đèn 35 Cái 70%

14 Xe tải 01 Chiếc 70%

15 Xe máy 04 Chiếc 75%

16 Máy chấm công 02 cái 100%

17 Camera quan sát 05 cái 100%

Nguồn: phòng kĩ thuật

(Theo danh sách kiểm kê tình trạng tài sản của công ty tháng 8 năm 2012)

Công ty có dịch vụ vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, nên công ty đã trang bị xe tải, xe máy để phục vụ những khách hàng tối đa nhu cầu của họ. Công ty CNTH Phương Tùng có khá nhiều thiết bị được đầu tư để phục vụ cho công việc kinh doanh của mình, cũng như là tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc. Các thiết bị đang ở trong tình trạng hoạt động tương đối tốt, đảm bảo phục vụ tốt cho việc kinh doanh của công ty và hỗ trợ các nhân viên làm việc.

Với trang thiết bị đầy đủ công ty luôn đáp ứng được nhu cầu của nhân viên cũng như của khách hàng. Đối với nhân viên sẽ gia tăng lòng trung thành gắn bó lâu dài với công ty. Đối với khách hàng sẽ mang lại sự hài lòng, mức độ phục vụ cao nhất mà không làm khách hàng phiền lòng. Góp phần tăng khả năng cạnh tranh, tạo được lợi thế bền vững và lâu dài cho công ty.

2.3.1.7. Nguồn lực tài chính

Bảng 2.6: Bảng cân đối kế toán từ năm 2011-2013

ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ tăng (%) TÀI SẢN 12/11 13/12 A. Tài sản ngắn hạn 9.932.652.414 8.170.744.118 8.465.731.121 -17,7 3,6 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.096.063.437 1.143.270.634 1.984.735.290 -45,5 73,6 2. Các khoản phải thu 4.469.764.127 4.469.764.127 3.457.702.481 0 -22,6 3. Hàng tồn kho 1.924.093.436 3.282.643.236 2.656.762.957 70,6 -19 4. Tài sản ngắn hạn khác 84.181.614 277.897.851 366.530.393 230,1 31,9 B. Tài sản cố định 453.793.887 406.520.618 402.672.854 -10,4 -0,95 TỔNG TÀI SẢN 10.386.446.301 8.577.264.736 8.868.403.975 -17,4 3,4 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 7.319.865.615 5.267.061.820 4.946.042.640 -28,04 -6,09 1. Phải trả cho người bán 5.670.438.259 4.393.819.622 3.996.753.036 -22,5 -9,03 2. Vay và nợ ngắn hạn 1.600.419.017 752.500.000 657.300.000 -52,9 -12,6 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 41.795.662 29.938.197 30.985.603 -28,4 3,5 4. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 90.004.001 90.004.001 9.004.001 0 0 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 3.066.580.686 3.310.502.916 3.501.211.421 7,9 5,8 TỔNG NGUỒN VỐN 10.386.446.301 8.577.264.736 8.868.403.975 -17,4 3,4 Nguồn: Phòng kế toán

Nhận xét:

- Tình hình tài sản:

Hình 2.12: Biểu đồ thể hiện tổng tài sản qua các năm 2011 - 2013

Nhìn chung qua bảng cân đối kế toán của công ty ta có thể nhận thấy rằng tổng tài sản và nguồn vốn có sự biến động nhẹ qua các năm 2011 – 2013. Cụ thể năm 2012 là 8.577.264.736 giảm 1.809.181.565 đồng tương ứng với 17.4% so với năm 2011. Đến năm 2013 lại có sự gia tăng nhưng với mức độ không đáng kể với lượng tăng là 291.139.239 đồng tương ứng với 3.4%. Qui mô của công ty lớn lên chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tiến triển tốt qua các năm.

Trong đó nguồn tài sản có những biến đổi như sau:

Trước tiên là tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động rõ ràng. Năm 2012 giảm 952.792.803 đồng tương ứng với 45,5%, Tuy nhiên đến năm 2013 thì lại có sự tăng vượt 841.464.656 tương ứng với 73,6% qua đây cho ta thấy được khả năng sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền biến động mạnh, nguyên nhân chủ yếu là công ty tập trung vào các hoạt động đầu tư, nhập các mặt hàng mới…

Bên cạnh việc sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền thì việc quản lý lượng hàng tồn kho của công ty còn hạn chế. Cụ thể năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 là 70.6%. Đến năm 2013 mặc dù có giảm hơn so với năm 2012 nhưng lại cũng còn ở mức cao so với năm 2011. Nhìn chung thì hàng tồn kho vẫn có xu hướng tăng trong những năm vừa qua. Nền kinh tế trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn vì thế mà người dân cắt giảm chi tiêu nên số lượng sản phẩm bán ra không nhiều. Nếu

vẫn duy trì tốc độ tăng như thế này công ty sẽ phải chi trả rất nhiều chi phí như phí tồn kho, phí bảo quản hàng hóa, phí kho bãi…

Các khoản dư nợ của khách hàng trong 3 năm qua có xu hướng giảm, biểu hiện năm 2013 giảm 22,6%. Cho thấy chính sách thu hồi nợ của công ty có hiệu quả và được thắt chặt.

- Tình hình nguồn vốn

Bên cạnh những biến động của tài sản thì nguồn vốn cũng có những thay đổi sau: Nợ phải trả có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012 giảm 2.052.800.795 tương ứng với 28,04%, năm 2013 tiếp tục giảm xuống 321.019.180 tương ứng với 6,09%. Ta thấy có sự biến đổi khá lớn của thông số này. Qua đó có thể thấy được công ty giảm các khoản phải trả cho tiền lương nhân viên, chi phí nhập hàng từ nhà cung cấp.

Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng có sự gia tăng. Năm 2012 tăng 7,9% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 5,8% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do trong 3 năm qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả đã lấy lợi nhuận của công ty bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu để giảm bớt khoản phải trả.

 Nhóm thông số có khả năng thanh toán

Bảng 2.7: Các nhóm thông số có khả năng thanh toán.

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013

Tài sản ngắn hạn Đồng 9.932.652.414 8.170.744.118 8.465.731.121 Hàng tồn kho Đồng 1.924.093.436 3.282.643.236 2.656.762.957 Nợ ngắn hạn Đồng 7.319.865.615 5.267.061.820 4.946.042.640 Khả năng thanh toán

hiện thời

Lần 1,35 1,55 1,71

Khả năng thanh toán nhanh.

Lần 1,09 0,93 1,17

Nhận xét:

Khả năng thanh toán hiện thời: Thông số này cho biết khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Trong 3 năm từ 2011 – 2013, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng qua các năm, tương ứng với 1,35 lần,1,55 lần và 1,71 lần. Điều này cho thấy công ty đang có những thuận lợi trong việc

chuyển hóa các tài sản thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian này. Biểu hiện là các khoản nợ ngắn hạn đang có xu hướng giảm xuống qua từng năm.

Khả năng thanh toán nhanh: Thông số này bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời trong việc đánh giá khả năng thanh toán của công ty. Qua bảng trên ta nhận thấy, khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong giai đoạn 2011- 2012 bị giảm, tuy nhiên giảm với mức độ không đáng kể (0,16 lần). Có nghĩa trong giai đoạn này công ty duy trì quá nhiều hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác không thể chuyển hóa thành tiền mặt để đáp ứng các khoản nợ. Đến năm 2013 thì chỉ số này lại tăng lên thêm 0,24 lần. Cho thấy công ty đã nổ lực để giảm bớt lượng hàng trong kho, duy trì khả năng thanh toán. Do đó các nhà cung cấp, đối tác của công ty có thể an tâm khi hợp tác làm ăn với công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)