Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng (Trang 33 - 35)

 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Các ĐTCT trực tiếp của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng ở thị trường Đà Nẵng gồm:

Công ty cổ phân Thế Giới Di Động là một công ty lâu năm trong ngành, có thương hiệu mạnh và uy tín cao trên thị trường. Hiện nay công ty cũng kinh doanh các mặt hàng điện tử, các thiết bị văn phòng, thiết bị mạng. Công ty có một số điểm mạnh như:

- Khách hàng có lòng tin vào dịch vụ bảo hành tại đây.

- Thường xuyên có các chương trình khuyến mại, các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.

- Giá trị cốt lõi là định hướng vào khách hàng.

- Đội ngũ nhân viên có năng lực tốt, trẻ và năng động, viên hoạt động có hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho khách hàng

- Thị trường rộng lớn bao phủ khắp cả nước.

- Có uy tín cao trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Định vị được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT chuyên nhập và cung ứng các sản phẩm điện thoại, laptop, máy tính bảng… Là công ty có thương hiệu mạnh, có dòng sản phẩm mang thương hiệu riêng. Được biết đến như nhà phân phối chính thức của các hãng nổi tiếng trên thế giới do đó được khách hàng tin tưởng.

Phi Long plaza là một siêu thị điện máy có mặt lâu đời tại thị trường Đà Nẵng. Công ty từ lâu được biết đến là công ty có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Được khách hàng tin cậy. Các hoạt động về dịch vụ khách hàng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.

Ngoài ra còn một số công ty khác như Bách Khoa Computer, Phong Vũ… cũng là những đối thủ mạnh trên thị trường

 Cấu trúc cạnh tranh

Hình 2.3 : Biểu đồ thể hiện thị phần của các công ty kinh doanh thiết bị tin học tại thị trường Đà Nẵng.

Qua biểu đồ trên có thể thấy, ngành kinh doanh thiết bị tin học hiện đang ở trong tình trạng phân tán.Trên thị trường Đà Nẵng hiện có nhiều các ĐTCT trong đó mỗi công ty có một thế mạnh riêng của mình. Thế Giới Di Động, FPT, Phi Long… là các công ty lớn trong ngành tuy nhiên không có công ty nào đủ sức mạnh để chi phối các công ty còn lại. So với các ĐTCT trong cùng ngành tại thị trường Đà Nẵng thì công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng chiếm thị phần tương đối tuy không ở vị trí cao như Phi Long hay Thế giới di động nhưng so với các đối thủ khác thì vị trí của công ty cũng là vị trí đáng mơ ước.

 Rào cản rút lui khỏi ngành

- Các công ty khi gia nhập ngành đã bỏ ra rất nhiều nguồn vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh: chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân viên, vốn để mua sản phẩm, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

ty với người lao động, công ty sẽ phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng và sẽ chịu trách nhiệm các khoản như bảo hiểm thất nghiệp, các khoản nợ lương nhân viên…

- Các ràng buộc về chiến lược và kế hoạch dài hạn: Mỗi công ty đều sẽ đề ra cho mình những chiến lược riêng và kế hoạch thực hiện chiến lược đó. Công ty đầu tư một khoản tiền để hoàn thành kế hoạch, nếu công ty rời bỏ khỏi ngành thì đồng nghĩa với việc sẽ hủy bỏ những chi phí đầu tư vào đây: chi phí con người, chi phí xây dựng và phát triển…

- Công ty trong quá trình hoạt động đã đạt được một số thành tựu nhất định, thiết lập được mối quan hệ làm ăn với các đối tác, khách hàng và khẳng định được vị thế trong tâm trí của họ. Với danh tiếng và uy tín trên thị trường khiến cho công ty khó có thể rời bỏ khỏi ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)