NGUYÊN NHÂN 1 Y học hiện đạ

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN (Trang 36 - 37)

2.1. Y học hiện đại

- Thoái hoá khớp gối xảy ra do sự mất cân bằng giữa 2 quá trình tái tạo sụn và thối hố sụn. Sự mất cân bằng giữa 2 quá trình này dẫn tới hiện tượng các tế bào sụn già không được thay thế nhưng khả năng tổng hợp các chất tạo nên chất sụn lại giảm và rối loạn. Từ đó, chất lượng sụn giảm dần, tính đàn hồi và khả năng chịu lực giảm.

- Yếu tố cơ giới: Các dị dạng bẩm sinh, biến dạng thứ phát sau chấn thương, sự quá tải của khớp như thừa cân, béo phì.

- Các yếu tố khác: Già sớm do di truyền, mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương, goutte.

2.2. Y học cổ truyền

Ngun nhân bệnh sinh gây thối hóa khớp theo Y học cổ truyền bao gồm:

- Do tuổi cao, thận khí hư, vệ khí suy yếu. Vệ ngoại bất cố làm cho tà khí xâm nhập vào cơ thể, ứ lại ở cơ nhục cân mạch, kinh lạc, làm khí huyết khơng thơng mà gây nên chứng “tý”. - Do tuổi cao, chức năng các tạng hư tổn, thận tinh suy, thận hư không nuôi dưỡng được can âm dẫn tới can huyết hư. Thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân mà gây nên chứng “tý”.

- Do vận động sai tư thế hoặc do ngã va đập làm tổn thương kinh mạch, dẫn tới khí huyết khơng thơng, khí huyết ứ lại mà gây chứng “ tý”.

29

3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Y học hiện đại 3.1. Y học hiện đại

3.1.1. Chẩn đoán xác định a. Lâm sàng a. Lâm sàng

Triệu chứng thường gặp là đau, đau ở mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng khi vận động, đặc biệt khi đứng lên, ngồi xuống, khi lên xuống cầu thang hoặc ngồi xổm.

Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR(American College of Rheumatology), 1991.

(1) Có gai xương ở rìa khớp (trên Xquang). (2) Dịch khớp là dịch thoái hoá.

(3) Tuổi trên 38.

(4) Cứng khớp dưới 30 phút.

(5) Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.

Chẩn đốn xác định khi có yếu tố 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2, 5 hoặc 1, 4, 5.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)