PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN (Trang 99 - 100)

- Nhóm tác động thần kinh trung ương và thần kinh thực vật: Dogmatil…

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

1. ĐỊNH NGHĨA 1.1. Y học hiện đại 1.1. Y học hiện đại

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi cả về thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Người bệnh có thể ngủ ít, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, đa số rối loạn giấc ngủ là ngủ ít, mất ngủ.

Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng với bốn biểu hiện chủ yếu: + Khó vào giấc.

+ Khó duy trì giấc ngủ.

+ Dậy sớm (bị mất ít nhất 1/3 thời gian ngủ so với bình thường). + Khơng tỉnh táo sau khi thức giấc.

1.2. Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, mất ngủ nằm trong chứng Thất miên, Bất mị.

2. NGUYÊN NHÂN 2.1. Y học hiện đại 2.1. Y học hiện đại

Có bốn nhóm ngun nhân chính gây mất ngủ:

- Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là hiện tượng ngừng thở khi ngủ; tình trạng này thường xảy ra ở nam giới béo có hiện tượng ngủ ngáy. Ngồi ra, các hiện tượng chân tay cử động tự phát khi ngủ cũng gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.

- Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Các bệnh gây đau, gây tiểu đêm, gây khó thở thường xảy ra lúc nửa đêm về sáng, làm cho người bệnh bị tỉnh giấc giữa chừng và sau đó rất khó ngủ tiếp.

- Các bệnh lý tâm thần kinh.

- Do thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng có ảnh hưởng tới giấc ngủ.

2.2. Y học cổ truyền

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, tùy theo từng thể bệnh mà có nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Khí huyết trong cơ thể hư suy khơng ni dưỡng được tâm. - Lo nghĩ quá độ mà ảnh hưởng đến tâm tỳ.

- Sợ hãi, lo lắng thái q, khơng dám quyết đốn khiến cho tâm đởm khí hư, thần hồn không yên gây mất ngủ.

- Thận âm hư không tiềm được dương, không chế được hỏa, gây chứng tâm thận bất giao, hoặc thận tinh hư tổn không sinh tủy, từ đó khơng ni dưỡng được não, làm cho não tủy thất dưỡng mà gây chứng mất ngủ.

92

- Ăn uống khơng đều độ gây thực tích sinh đờm thấp ủng trệ, làm vị bất hòa, dẫn đến mất ngủ.

3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Y học hiện đại 3.1. Y học hiện đại

Chẩn đoán xác định

- Lâm sàng:

Bao gồm các triệu chứng: khó ngủ, ngủ khơng n giấc hoặc khó quay lại giấc ngủ nếu bị tỉnh giấc giữa chừng.

- Cận lâm sàng:

Khơng có xét nghiệm đặc hiệu tùy trường hợp bệnh cụ thể mà cho bệnh nhân làm các xét nghiệm: Điện não đồ và các cận lâm khác để chẩn đoán nguyên nhân.

3.2. Y học cổ truyền

Y học cổ truyền thường chia mất ngủ thành các thể:

3.2.1. Thể tâm huyết hư: mất ngủ, hồi hộp trống ngực, ngũ tâm phiền nhiệt,hoa mắt

chóng mặt, hay quên, miệng khát, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)