- Nhóm tác động thần kinh trung ương và thần kinh thực vật: Dogmatil…
c. Âm huyết bất túc
- Pháp điều trị: Tư âm, nhuận huyết, sơ tán phong tà.
- Phương dược: “Lục vị thang” gia giảm(gia Kinh giới,Phòng phong…). * Lục vị thang (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)
Thục địa 16 – 32g Trạch tả 08 – 12g
Đan bì 08 – 12g Hoài sơn 10 – 16g
Sơn thù 08 – 16g Phục linh 08 – 12g
Sắc uống 1 thang/ ngày chia 2 - 3 lần.
* Ghi chú: Trên lâm sàng thường gặp các thể trên, theo biện chứng luận trị mà sử dụng
đối pháp lập phương hoặc cổ phương gia giảm thích hợp. Thường điều trị 15 – 25 ngày/ liệu trình.
4.1.2. Châm cứu a. Phong nhiệt a. Phong nhiệt
Châm tả các huyệt: Khúc trì, Hợp cốc, Phong trì, Huyết hải, Phong thị, Phong mơn, Đại chùy (2 bên)…
b. Phong hàn
Châm tả, ôn châm hoặc cứu các huyệt: Phong trì, Phong mơn, Hợp cốc, Khúc trì, Huyết hải, Ngoại quan, Đại chùy (2 bên)…
c. Âm huyết bất túc
- Châm bổ các huyệt: Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Phục thỏ, Cách du, Tỳ du (2 bên)…
Châm tả: Khúc trì, Hợp cốc, Phong mơn…
* Liệu trình:Mỗi lần điện châm, ôn châm hoặc cứu 15 - 30 phút, mỗi ngày châm 1 - 2
lần, châm liên tục 15 - 25 ngày/ liệu trình.Có thể điều trị nhiều liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 3 -5 ngày.
4.1.3. Nhu châm
Các huyệt như trên, 7 – 14 ngày/lần, 3 – 5 lần/ liệu trình.
118
- Thủy trị liệu (Ngâm tắm thảo dược, sục bồn): Mỗi ngày làm 1 lần. Liệu trình 15– 25ngày.
- Khí cơng dưỡng sinh: Tập thở bụng tối đa, thở bụng tự nhiên, thở 4 thì, tập các bài tập dưỡng sinh, tập yoga, thiền.
4.2. Kết hợp Y học hiện đại
Trường hợp nặng sốc phản vệ điều trị theo phác đồ xử trí Sốc phản vệ, mày đay cấp tính có kèm phù nề niêm mạc đường hơ hấp cần kết hợp kháng Histamin và Corticoid như sau:
- Thuốc kháng histamin H1: Là lựa chọn đầu tiên trong tất cả các thể Mày đay. + Thế hệ 1 (gây buồn ngủ): Chlorpheniramin, Ketotifen, Diphenhydramin, … + Thế hệ 2 (ít hoặc khơng gây buồn ngủ): Acrivastin, Loratadin, Cetirizin, … - Thuốc kháng histamin H2
Phối hợp với thuốc kháng H1 trong trường hợp không đáp ứng với thuốc kháng H1 đơn thuần: Famotidin, Ranitidin…
- Glucocorticoid:
+ Chỉ định: Phối hợp với thuốc kháng H1 và H2 để giảm triệu chứng trong các trường hợp mày đay nặng không đáp ứng với các thuốc kể trên.
+ Có thể dùng prednisolon hoặc methylprednisolone.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Mày đay cấp tính nếu tìm ra được ngun nhân khi ngưng tiếp xúc với dị ngun thì có thể khỏi hồn tồn.
- Trường hợp mày đay mạn tính, mày đay vật lý, mày đay không rõ nguyên nhân sẽ tiến triển kéo dài và tái phát.
6. PHÒNG BỆNH
- Tránh tiếp xúc với dị nguyên có nguy cơ gây dị ứng đã được xác định như thức ăn, thuốc.
- Tránh các kích thích gây mày đay vật lý.
119
SƠ ĐỒ ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY
BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN KẾT HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI
Điều trị nguyên nhân bằng nội khoa YHHĐ Lâm sàng Cận lâm sàng - Công thức máu - Thử nghiệm lẩy da - Thử nghiệm áp da - Sinh thiết da Mày đay
Do các bệnh hệ thống Không do nguyên nhân thực thể
Mày đay thơng thường, mày đay mạn tính
Qua giai đoạn cấp/ Bệnh ổn định, kết hợp với YHCT Mày đay có sốc phản vệ, phù mạch Điều trị theo phác đồ sốc phản vệ Điều trị YHCT
120
TÓM TẮT ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Thể bệnh Pháp điều trị Phương dược (1) Châm cứu, Nhu châm (2)
Phong nhiệt Khu phong, thanh nhiệt lương huyết
- Ngân kiều tán gia giảm.
- Tiêu phong tán gia giảm.
Châm tả: Khúc trì, Hợp cốc, Phong trì, Huyết hải, Phong thị, Phong môn (2 bên), Đại chùy…
Phong hàn Phát tán phong hàn, điều hòa dinh vệ
Quế chi thang gia giảm
Châm tả,ôn châm hoặc cứu: Phong trì, Phong mơn, Hợp cốc, Khúc trì, Huyết hải, Ngoại quan (2 bên), Đại chùy…
Âm huyết bất túc
Tư âm, nhuận huyết, sơ tán phong tà
Lục vị thang gia giảm
Châm bổ: Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Phục thỏ, Cách du, Tỳ du (2 bên)…; tả Khúc trì, Hợp cốc, Phong mơn…
(1) Phương dược: gia giảm tùy chứng trạng cụ thể.
(2) Liệu trình châm cứu: 1 - 2 lần/ ngày, 15 - 25 ngày/ liệu trình Nhu châmcác huyệt trên, 7 - 14 ngày/lần, 3 - 5 lần/ liệu trình. * Phương pháp khác:
- Thủy trị liệu (Ngâm tắm thảo dược, sục bồn): 15 - 25 ngày/ liệu trình. - Khí cơng, dưỡng sinh: tập thở 4 thời, yoga, tập thiền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền,tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu,Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
121
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Thối hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar spine) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà khơng có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thối hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.