PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH TAM THOA

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN (Trang 72 - 73)

5. TIÊN LƯỢNG

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH TAM THOA

1. ĐỊNH NGHĨA 1.1. Y học hiện đại 1.1. Y học hiện đại

Đau dây thần kinh số V (đau dây thần kinh tam thoa) là bệnh đau cấp tính ở mặt, cơn đau xuất hiện đột ngột dữ dội ở vùng da một bên mặt. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hay do đụng chạm vào “điểm bùng nổ”. Trong cơn đau bệnh nhân có thể có co giật cơ mặt, vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi. Phần lớn bệnh nhân trên 50 tuổi. Khám ngồi cơn khơng thấy có triệu chứng khách quan thần kinh.

1.2. Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, đau dây thần kinh tam thoa thuộc phạm vi chứng Diện Thống, Đầu Phong, Đầu Thống...

2. NGUYÊN NHÂN 2.1. Y học hiện đại 2.1. Y học hiện đại

- Đau dây thần kinh tam thoa vơ căn: Chưa có ngun nhân rõ ràng. - Virus.

- Các khối u, mạch máu chèn ép.

- Các sợi cảm giác của dây thần kinh số 5 có thể bị cảm giác đau do thay đổi hình thái của sàn sọ trong một số bệnh lý Paget, các tổn thương vùng góc cầu tiểu não…

- Đau dây thần kinh thứ phát cịn có thể do một số nguyên nhân gây bệnh như: Rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, mắc bệnh zona thần kinh, viêm thần kinh mũi, sâu răng, viêm mống mắt, áp xe răng, xơ cứng mạch rải rác…

2.2. Y học cổ truyền

Nguyên nhân tùy theo thể bệnh: - Do hỏa thịnh dương vượng. - Do can thận hư cảm hàn.

3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Y học hiện đại 3.1. Y học hiện đại

3.1.1. Chẩn đoán xác định

Tiêu chuẩn chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa (theo Hiệp hội Đau đầu Quốc tế, 1988).

A. Là các cơn đau mặt và trán kịch phát mà kéo dài vài giây và dưới hai phút. B. Đau có ít nhất bốn trong các đặc điểm sau:

1. Đau đột ngột, dữ dội, nhói, nơng, như đâm hay nóng bỏng. 2. Phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa.

65 3. Cường độ nặng.

4. Được kích thích bởi các vùng cị súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn, nói, rửa mặt, hay đánh răng.

5. Giữa các cơn bệnh nhân hoàn tồn khơng có triệu chứng. C. Khơng có thiếu sót thần kinh.

D. Các cơn được lập lại ở mỗi bệnh nhân riêng biệt.

E. Loại trừ các nguyên nhân đau mặt khác từ bệnh sử, khám thực thể và cận lâm sàng đặc biệt.

Nếu đau quá nhiều và bệnh nhân nhăn mặt tự phát nên gọi là tic (chứng máy cơ). Cơn đau tái phát thường xuyên, cả ngày và đêm, kéo dài trong vài tuần ở một thời điểm.

Đau khơng điển hình khi: Đau kéo dài, đau khơng có vùng cị súng, khơng theo sự phân bố thần kinh tam thoa, đau có tính chất âm ỉ. Nguyên nhân của những trường hợp đau không điển hình có thể do u, phình động mạch hay do dị dạng động - tĩnh mạch.

Chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa vô căn dựa trên bệnh sử, cơn đau dữ dội, kịch phát điển hình ở một bên, có vùng cị súng, có giai đoạn trơ, khám thần kinh bình thường, thường đáp ứng với carbamazepine.

Cận lâm sàng: dựa trên các triệu chứng lâm sàng, thực hiện chụp phim X-Quang, phim cộng hưởng từ MRI và làm một số xét nghiệm cần thiết.

3.1.2. Chẩn đoán phân biệt

Đau dây V vơ căn cần chẩn đốn phân biệt với đau dây V triệu chứng (do các nguyên nhân như: U góc cầu tiểu não, Zona,xơ cứng rải rác, tiểu đường…) và có thể được chẩn đốn nhầm với đau đầu Migraine, viêm xoang, tăng nhãn áp, đau răng, viêm động mạch thái dương nông, liệt mặt do liệt dây thần kinh số V…

3.2. Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, đau dây thần kinh tam thoa thường chia làm 2 thể:

3.2.1. Thể hỏa thịnh dương vượng:mặt đau giống như lửa đốt khó nhẫn chịu, đột nhiên

phát cơn hoặc có co giật cơ mặt, sau khi dứt cơn như người bình thường, bứt rứt dễ cáu, mất ngủ mộng mị nhiều, miệng khơ muốn uống, lưỡi đỏ, ít rêu mạch huyền.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)