2.1. Theo Y Học Hiện Đại
- Nguyên nhân của bệnh được hiểu với các yếu tố sau: - Cơ địa (Tuổi, Giới…).
- Yếu tố di truyền.
- Miễn dịch qua trung gian tế bào (Vai trò của lympho T).
- Miễn dịch dịch thể (Vai trò của lympho B và các tự kháng thể). - Các Cytokine (IL1, IL6, TNFα) và Các yếu tố tăng trưởng nội sinh…
2.2. Theo Y Học Cổ Truyền
Chủ yếu là do 2 nhóm nguyên nhân ngoại cảm và nội thương.
- Nhóm ngoại cảm do 3 thứ tà khí phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể, gây rối loạn sự vận hành khí huyết, làm cho khí huyết bế tắc, tà khí lưu lại ở kinh lạc hoặc tạng phủ gây bệnh.
- Nhóm ngoại cảm phối hợp với nội thương gây bệnh: Điều kiện để 3 khí tà phong, hàn, thấp gây bệnh được là cơ thể có vệ khí hoặc khí huyết hư, hoặc tuổi già có Can thận hư suy.
- Nhóm do nội thương: Do bệnh lâu ngày làm khí huyết hư suy, hoặc do tiên thiên bất túc làm cho khí huyết bất túc, doanh vệ khơng điều hịa mà sinh bệnh.
Ngoài ra điều kiện thuận lợi để 3 tà khí xâm nhập gây bệnh là sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với nước, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc mệt nhọc lại bị mưa rét thường xuyên.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Theo Y Học Hiện Đại
3.1.1. Chẩn đoán xác định a. Lâm sàng a. Lâm sàng
39
- Cứng khớp buổi sáng: Dấu hiệu cứng khớp hoặc quanh khớp kép dài > 1 giờ.
- Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: Sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): Khớp liên đốt ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
- Viêm các khớp ở bàn tay: Sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
- Viêm khớp đối xứng.
- Hạt dưới da: trên nền xương, ở phía mặt duỗi của khớp, ở quanh khớp.
- Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính (XN Waaler - Rose hoặc γ - Latex) - Dấu hiệu X quang những dấu hiệu điển hình của VKDT, chụp bàn tay và cổ tay thấy hình bào mịn , hẹp khe khớp, mất vơi hình dải (các dấu hiệu hư khớp khơng tính).
Chẩn đốn xác định: - Khi có ≥ 4 tiêu chuẩn.
- Từ tiêu chuẩn 1- 4 thời gian ≥ 6 tuần.
b. Cận lâm sàng
Các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định và phân biệt.
3.1.2. Chẩn đoán phân biệt
- Lupus đỏ hệ thống. - Thoái hoá khớp. - Viêm khớp Gout mãn.
- Viêm cột sống dính khớp, Viêm khớp vảy nến...
3.2. Theo Y Học Cổ Truyền
Theo Y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp được chia thành các thể sau:
3.2.1. Nhiệt tý (viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp tính): các khớp có biểu hiện
sưng, nóng, đỏ, đau, đau nhiều về đêm, co duỗi và cử động khớp khó khăn, thích lạnh sợ nóng,sốt ra mồ hơi, khát nước, sợ gió, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác.
3.2.2. Phong tý (hành tý): đau nhiều khớp, đau di chuyển chạy từ khớp này sang khớp
khác, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
3.2.3. Hàn tý: đau dữ dội ở một khớp cố định, không lan, trời lạnh đau tăng, chườm
nóng đỡ đau, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu trắng, mạch huyền khẩn.
3.2.4. Thấp tý: các khớp nhức mỏi, đau một chỗ cố định, tê bì, đau các cơ có tính chất
trì nặng xuống, co rút lại, vận động khó khăn, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hỗn.
40
3.2.5. Can thận, khí huyết hư: các khớp đau nhức, đau di chuyển nhiều ở hai chi dưới,
co duỗi các khớp khó khăn, lưng đau gối mỏi, lưỡi rêu trắng mạch tế nhược.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Theo Y Học Cổ Truyền
4.1.1. Dùng thuốc