- Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, thơng kinh hoạt lạc Phương thang:
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠ
1. ĐẠI CƯƠNG
Đau dây thần kinh liên sườn là một hội chứng tổn thương các rễ thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân như chấn thương, vận động với cường độ mạnh hay tư thế khơng đúng hoặc do bệnh lí liên quan…
2. CHẨN ĐOÁN 2.1. Lâm sàng 2.1. Lâm sàng
Đặc điểm ở bệnh đau dây thần kinh liên sườn la cơn đau tức trước ngực xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài:
- Đau ngực vùng ngoại vi: bệnh nhân thường thấy đau từ vùng ngực và xương ức lan đến cột sống và tăng mạnh khi cơ thể cử động như ho hắt hơi thay đổi tư thế.
- Đau ngực thể nguyên phát: do lạnh hay do vận động sai tư thế quá tầm. cơn đau kéo dài ở một bên lưng lan chéo xuống dưới ra phía trước tùy theo mức độ tổn thương của rễ dây thần kinh tại đốt sống lưng. Khi ấn vào từng điểm có sợi dây thần kinh liên sườn, gần cột sống hay dường giữa lách sẽ thấy đau rõ rệt, đau tức hoặc đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau khơng có biểu hiện tổn thương.
- Đau ngực thể thứ phát: bênh nhân thường đau chủ yếu do bệnh lí đĩa đệm cột sống ngực, do lao cột sống vì những tổn thương tại phổi hay nhũng cơn đau quặn tại gan. Ngoài ra những cơn đau dây thần kinh liên sườn do bệnh lí thối hóa cột sống lưng thường âm ỉ và xuất hiện cả khi vận động hay nghỉ ngơi. Do lao cột sống hay ung thư cột sống thì bệnh diễn biến nặng khu trú vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất đau: đau nhói cả hai bên sườn, hoặc đau như bó chặt lấy ngực hoặc bụng. Ấn cột sống sẽ thấy điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, thay đổi tư thế đau tăng. Bệnh nhân có các triệu chứng nặng như hội chứng nhiễm độc lao: sốt về chiều mệt mỏi sút cân…; có thể thấy biến dạng cột sống.
2.2. Cận lâm sàng