Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Trang 45 - 47)

Trong phân tích nói chung, so sánh luôn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất nhằm mục đích đánh giá kết quả, xác định vị trí, xu hướng biến động của đối tượng nghiên cứu. trong phân tích BCTC, phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu sự biến động và xác đinh mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích cụ thể. Chỉ tiêu phân tích sẽ được so sánh với các kỳ trước, với chỉ tiêu của đối thủ canh tranh, với bình quân của ngành hay các tiêu chuẩn được xác định trước đó.

Để thực hiện phương pháp so sánh trong phân tích BCTC, các nhà phân tích phải chú trọng đến các nội dung cơ bản của công cụ như sau: điều kiện so sánh, gốc

so sánh, các dạng so sánh và hình thức so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh sẽ phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trước.

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chi tiêu qua thời gian, cần đảm bảo các điều kiện so sánh sau:

- Đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. - Đảm bảo thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (bao gồm hiện vật, giá trị và thời gian).

Kỹ thuật so sánh tương ứng với giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

- So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích (giữa kỳ thực tế và kỳ kinh doanh trước, hoặc kỳ thực tế và kỳ kế hoạch). Kết quả của so sánh biểu hiện khối lựng quy mô tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là sạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phân hay tổng thể chung có cùng một tính chất.

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh số thực tế của kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước để xác định xu hướng thay đổi về tình hình tìa chính của doanh nghiệp. Đánh giá thực trang tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính.

- So sánh số thực tế của kỳ phân tích với sô thực tế của kỳ kế hoạch để xác định xu hướng, mục tiêu của doanh nghiệp để hoàn thành kế hoạch trong hoạt động tài chính.

- So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang mở mức tốt, xấu hay trung bình.

Quá trình thực hiện phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng các hình thức: - So sánh theo chiều ngang.

- So sánh theo chiều dọc.

- So sánh xác đinh xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu.

So sánh ngang trên các BCTC là việc so sánh, đối chiếu tình hỉnh biến động của từng chỉ tiêu cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng BCTC. Thực chất là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục trên từng BCTC của doanh nghiệp. Việc so sánh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mức độ biến động tăng hoặc giảm về quy mô của chi tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

So sánh dọc trên các BCTC là việc dùng các tỉ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC của doanh nghiệp. Có thể hiểu phân tích theo chiều dọc chính là việc phân tích sự biến động về cơ cấu tài sản, nguồn vốn trên BCĐKT của doanh nghiệp, hay phân tích các mối liên hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận, doanh thu với tổng giá vốn hàng bán, với tổng tài sản …trên các BCTC.

So sánh sẽ xác định xu hướng và mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều này sẽ được thể hiện trên các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên BCTC được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung. Chúng được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ ràng hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế, tài chính doanh nghiệp.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và quan trọng nhất trong bất kỳ hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp. Trong phân tích BCTC tại các doanh nghiệp, phương pháp này đực sử dụng rất đa dạng và linh hoạt.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Trang 45 - 47)