Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Trang 84 - 114)

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, sản xuất sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán sẽ dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài.

3.2.2.1. Phân tích tình hình công nợ của Công ty:

+ Phân tích tình hình các khoản phải thu

Nhằm làm rõ hơn sự biến động bất thường trong cơ cấu tài sản, nhất là tài sản ngắn hạn của Công ty như đã phân tích ở trên và nhằm làm rõ hơn công tác thu hồi công nợ, tác giả tập trung đi phân tích tình hình các khoản phải thu được trình bày theo Bảng 3.6 dưới đây:

Như đã phân tích ở phần phân tích cơ cấu tài sản về các khoản phải thu, có thể thấy quy mô tổng các phải phải thu tăng lên qua từng năm, do ảnh hưởng lớn nhất từ các khoản phải thu khách hàng. Năm 2018, giá trị khoản phải thu khách hàng là 80,44 tỷ đồng, chiếm 66,59% tổng các khoản phải thu. Năm 2019, khoản phải thu khách hàng tăng với giá trị 182 tỷ đồng, chưa tính các khoản phải thu khách hàng nằm trong chỉ tiêu phải thu khác (do Công ty chưa xuất hoá đơn mà tạm tính doanh thu, hạch toán tài khoản phải thu khác), tỷ trọng trên tổng các khoản phải thu là 81,28%. Nguyên nhân, dẫn đến các khoản phải thu tăng qua các năm là do giá trị các hợp đồng ngày càng tăng, dẫn đến phải thu khách hàng tăng.

Bảng 3.6: Bảng phân tích các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây giai đoạn 2017 – 2019 Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (+/-) (%) (+/-) (%) I.Phải thu ngắn hạn 114,728,771,537 99.99 120,794,411,891 100 224,773,546,42 8 100 6,065,640,354 5.29 103,979,134,53 7 86.08 1. Phải thu khách hàng 87,437,209,232 76.20 80,445,979,239 66.59 182,714,029,06 6 81.28 -6,991,229,993 -8.00 102,268,049,82 7 127.13 2.Trả trước cho người bán 24,751,602,343 21.57 34,368,550,581 28.45 36,498,036,402 16.23 9,616,948,238 38.85 2,129,485,821 6.20 3.Các khoản phải thu khác 3,034,119,266 2.64 6,186,426,782 5.12 5,741,934,561 2.55 3,152,307,516 103.90 -444,492,221 -7.18 4. Dự phòng phải thu

khó đòi -494,159,304 -0.43 -206,544,711 -0.17 -180,453,601 -0.08 287,614,593 -58.20 26,091,110 -12.63

II.Phải thu dài hạn khác 10,000,000 0.001 - - -1.00 Tổng các khoản phải thu

114,738,771,537 100% 120,794,411,891 100% 224,773,546,42

8 100% 6,055,640,354 5.28

103,979,134,53

7 86.08

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy, năm 2018 so với năm 2017, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 6,065 tỷ đồng tương ứng tăng là 5,29%. Năm 2019 so với năm 2018, tổng các khoản phải thu ngắn hạn tăng 103,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 86,08%. Mức tăng này chủ yếu là do mức tăng của các khoản phải thu khách hàng. Điều này cho thấy một phần lớn số vốn của công ty đang bị chiếm dụng, giá trị này có xu hướng tăng mạnh vào năm 2019. Ta đi vào xem xét các nhân tố cụ thể

- Trả trước cho người tăng mạnh qua các năm, mức tăng năm 2018 là 38,58%; năm 2019 là 6,2%. Đây là khoản mục công ty ứng cho người bán đợi lấy nguyên vật liệu, hàng hóa, trang thiết bị y tế, tuy nhiên giá trị khoản mục này không quá cao, công ty không bị tổ chức khác chiếm dụng vốn kinh doanh.

- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi giảm qua các năm, năm 2017 giá trị dự phòng là 494 triệu đồng, năm 2018 giảm 58,2% còn 206 triệu đồng, đến năm 2019 giá trị khoản mục này tiếp tục giảm, giảm còn 180 triệu đồng, tương đương mức giảm 12,63%. Đây là những khoản phải thu từ các năm trước, không có khả năng thu hồi. Công ty đã tiến hành trích lập dự phòng. Các giá trị dự phòng khoản phải thu giảm mạnh, có thể thấy rằng tình hình công nợ của Công ty khá tốt, rất ít đối tác không thanh toán tiền hàng cho Công ty, các đối tác của Công ty đều khá tin cậy.

- Phải thu của khách hàng năm tăng mạnh trong 3 năm qua, có thể thấy rằng, năm 2019 khoản phải thu của khách hàng là 182 tỷ đồng tăng 127,13% so với cùng kì năm trước. 2018 giảm so với năm 2017 là 5,27% mức độ giảm không đáng kể. Nhưng các khoản thu khác năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017 là: 1339% tương ứng tăng 13,62 tỷ đồng. Chỉ tiêu phải thu khách hàng, năm 2018 tăng mạnh so với năm 2016 là 19,31 tỷ đồng, tương ứng tăng 145,3%. Nguyên nhân là do công ty kí hợp đồng cung cấp thuốc cho một số đơn vị như Công ty cổ phần dược phẩm Vinaphant, Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Life, Công ty cổ phần Hướng Việt, …. và một số khách hàng khác chưa được nghiệm thu và xuất hoá đơn. Điều này cho thấy Công ty đã có nguy cơ bị chiếm dụng vốn tăng mạnh, ảnh hưởng nhất định đến tình hình tài chính của Công ty. Ngoài ra cũng chứng minh rằng đến thời điểm

31/12/2019 lượng khách hàng và giá trị hợp đồng của Công ty đang có xu hướng tăng mạnh so với đầu năm, dẫn đến công nợ phải thu tăng so với thời điểm 31/12/2017 và với thời điểm 31/12/2018.

Để thấy rõ sự tăng lên của khoản phải thu các năm, ta tính thêm các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu như sau:

Bảng 3.7. Bảng phân tích các tỷ suất liên quan đến khoản phải thu năm 2017 – 2019

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

1. Các khoản phải thu

ngắn hạn 114,728,771,537 120,794,411,891 224,773,546,428 2. Tài sản ngắn hạn 570,633,971,286 524,575,018,939 604,744,536,871 3. Nợ ngắn hạn 376,555,816,304 351,696,210,295 412,090,854,985 4. Tỷ lệ phải thu NH/

Tài sản NH 20.11 23.03 37.17

Nguồn: Tác giả tính toán dự trên BCTC Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây giai đoạn 2017- 2019

Tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn năm 2018 tăng 2,92% so với năm 2017, do tài sản ngắn hạn giảm tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn tăng, tỷ lệ phải thu ngắn hạn năm 2019 tăng 14,14% so với cùng kì nằm trước. Từ kết quả phân tích trên thì tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn và tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với phải trả ngắn hạn đều tăng. Công ty cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi công nợ vì công ty đang có nguy cơ càng ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn.

Ngoài chỉ tiêu tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả và tỷ lệ khoản phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn, tiến hành phân tích thêm chỉ tiêu số vòng luân chuyển khoản phải thu và thời gian một vòng quay các khoản phải thu để có cái nhìn chính xác về tình hình thanh toán và khả năng thu hồi các khoản phải thu của Công ty.

Dựa vào báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 3.8: Phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây giai đoạn 2017 – 2019 Chỉ tiêu Cuối năm So sánh 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 (+/-) (%) (+/-) (%)

1. Doanh thu thuần ( đồng) 1480,339,509,403 1674,296,733,637 2006,776,070,760 193,957,224,234 13.10 332,479,337,123 19.85 2. Khoản phải thu đầu kỳ (đồng) 121,391,376,060 106,470,447,418 120,794,411,891 -14,920,928,642 -12.29 14,323,964,473 13.45 3. Khoản phải thu cuối kỳ(đồng) 114,728,771,537 120,794,411,891 224,773,546,428 6,065,640,354 5.28 103,979,134,537 86.07 4. Khoản phải thu bq (đồng) 118,060,073,798 113,632,429,654 172,783,979,159 -4,427,644,144 -3.75 59,151,549,505 52.06 5. Số vòng quay khoản phải thu

(vòng) (1/4) 12.53 14.73 11.61 2 17.50 -3 -21.17

6. Kỳ thu tiền bình quân

(360/ngày) (360/5) 28.71 24.43 30.99 -4 -14.90 7 26.86

Năm 2019, Công ty đang tiếp tục mở rộng địa bàn kinh doanh và mạng lưới phân phối ra khắp cả nước. Khu vực phía Nam (Tây Nguyên và Nam Bộ) được xác định là thị trường trọng điểm, mục tiêu đến hết năm 2019 sẽ phủ kín hệ thống phân phối trên 63 tỉnh thành. Đây là nền tảng giúp Công ty tập trung triển khai và tối ưu hóa kênh bán hàng OTC, thiết lập mối quan hệ và hợp tác với các nhà phân phối, các đại lý dược phẩm tại 63 tỉnh thành. Tại các thị trường trọng điểm như TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng,… Công ty đang ưu tiên đầu tư hệ thống chi nhánh và tổng kho để đảm bảo việc phân phối hàng hóa được thông suốt, kịp thời, hiệu quả, theo tiêu chuẩn GDP của Bộ Y tế, giúp tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng, tính linh hoạt và năng lực cạnh tranh. Điều này giúp cho doanh thu thuần của Công ty tăng qua các năm, năm 2018 so với năm 2017 tăng 193 tỷ đồng, tương ứng tăng 13,10% , năm 2019 so với năm 2018 tăng 332 tỷ đồng, tương ứng với 19,85%. Mặt khác, các khoản phải thu cuối mỗi năm đều tăng, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 6 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,82%, năm 2019 tăng so với năm 2018 là 103 tỷ đồng, tương ứng với 86,07%. Nguyên nhân cho khoản doanh thu thuẩn và phải thu khách hàng tăng lên là do công ty đang mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai thêm được các hợp đồng dịch vụ mới. Tuy nhiên công ty cũng cần phải lưu ý do cho nợ tăng, dẫn đến bị chiếm dụng với bới các đối tác, vì vậy trong thời gian tới công ty cần tập trung đẩy mạnh việc thu hồi công nợ đối với khách hàng này.

Dựa vào Bảng phân tích ta thấy tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng tăng từ 12,53 vòng năm 2017 lên 14,73 vòng năm 2018; sau đó giảm còn giá trị 11,61 vòng năm 2019; kỳ thu tiền bình quân của Công ty có biến động cùng chiều với vòng quay khoản phải thu, năm 2019 kỳ thu tiền bình quân của Công ty là 30,99 ngày. Như vậy với kết quả phân tích thì tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng của Công ty giảm mạnh nó thể hiện khả năng thu hồi công nợ của Công ty năm 2019 giảm so với năm 2017, 2018. Có thể thấy rằng, Công ty bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của Công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh

nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

Trên cơ sở phân tích các khoản phải thu của Công ty, thì cũng phải tiến hành phân tích các khoản phải trả của Công ty để có cái nhìn toàn diện hơn về khả năng thanh toán của Công ty.

+ Phân tích tình hình các khoản phải trả:

Các khoản phải trả của Công ty trong giai đoạn 2017 – 2019 toàn bộ là các khoản nợ ngắn hạn, và để làm rõ hơn sự biến động các khoản phải trả, tác giả lập Bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.9: Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 Giá trị Tỷ trọn g Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (+/-) (%) (+/-) (%) I. Nợ ngắn hạn 376,555,816,304 98.96 351,696,210,295 98.87 412,090,854,985 98.92 -24,859,606,009 -6.60 60,394,644,690 17.17 1. Phải trả người bán 73,886,813,615 19.42 89,205,540,612 25.08 162,144,135,005 38.92 15,318,726,997 20.73 72,938,594,393 81.76 2. Người mua trả tiền trước 57,361,515,733 15.07 45,095,499,270 12.68 65,755,051,728 15.78 -12,266,016,463 -21.38 20,659,552,458 45.81 3. Thuế và các khoản PNNN 5,173,513,862 1.36 4,896,737,188 1.38 4,496,658,044 1.08 -276,776,674 -5.35 -400,079,144 -8.17 4. Phải trả người lao động 5,666,747,237 1.49 11,134,521,557 3.13 8,825,648,692 2.12 5,467,774,320 96.49 -2,308,872,865 -20.74 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 883,992,654 0.23 343,566,810 0.10 183,734,945 0.04 -540,425,844 -61.13 -159,831,865 -46.52

6. Doanh thu chưa

thực hiện ngắn hạn 721,007,575 0.19 357,469,697 0.10 702,143,726 0.17 -363,537,878 -50.42 344,674,029 96.42 7. Phải trả ngắn hạn khác 3,219,887,071 0.85 2,936,304,048 0.83 2,943,179,792 0.71 -283,583,023 -8.81 6,875,744 0.23 8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 227,452,344,274 59.77 195,122,259,806 54.85 161,942,434,396 38.87 -32,330,084,468 -14.21 -33,179,825,410 -17.00 9. Qũy khen thưởng, phúc lợi 2,189,994,283 0.58 2,604,311,307 0.73 5,097,868,657 1.22 414,317,024 18.92 2,493,557,350 95.75 II. Nợ dài hạn 3,963,000,000 1.04 4,035,000,000 1.13 4,484,300,000 1.08 72,000,000 1.82 449,300,000 11.14

1. Phải trả dài hạn

khác 3,753,000,000 0.99 3,825,000,000 1.08 4,274,300,000 1.03 72,000,000 1.92 449,300,000 11.75

2. Vay và nợ dài

hạn 210,000,000 0.06 210,000,000 0.06 210,000,000 0.05 0 0.00 0

Tổng cộng 380,518,816,304 100 355,731,210,295 100 416,575,154,985 100 -24,787,606,009 -6.51 60,843,944,690 17.10

Qua Bảng 3.8, có thể thấy rằng tổng các khoản phải trả của Công ty có biến động qua các năm, năm 2017 giá trị khoản phải thu là 380,5 tỷ đồng, đến năm 2018 giảm 6,51% còn 355 tỷ đồng, năm 2019, tăng 17,10% so với cùng kì năm trước, đạt giá trị 416,5 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự biến động này là do:

Chỉ tiêu phải trả người bán tăng nhanh qua các năm, năm 2018 tăng 20,73% so với 2017; năm 2019 tăng 81,76% so với 2018. Nguyên nhân là do trong năm và cuối năm 2019 Công ty mua sắm nhiều trang thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, để phục vụ dự án sản xuất thuốc biệt dược, là mũi nhọn cạnh tranh của Công ty so với các doanh nghiệp khác như sản phẩm: thuốc kháng sinh Hadiclacin 500mg, orezolpluz; sản phẩm Rhomatic gel được khách hàng bình chọn là hàng nội, giá nội, chất lượng ngoại.

Khoản vay và nợ thuê tài chính của Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty. Đây chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động của Công ty. Năm 2019, giá trị khoản nợ vay ngắn hạn đã giảm mạnh tuy nhiên vẫn còn 161 tỷ đồng. Đây là các khoản vay nợ tài chính ngắn hạn của Công ty để bổ sung vốn lưu động, khế ước nhận nợ đáo hạn trong thời hạn tối đa 1 năm. Có thể thấy rằng công ty tích cực nâng cao năng lực của vốn chủ, giảm phụ thuộc vào các khoản vay, tuy nhiên dư nợ tại các tổ chức tài chính còn khá cao. Công ty cần sử dụng các dòng vốn vay hiệu quả, tránh tình trạng mất cân bằng vốn. Các khoản phải trả người lao động tăng đột biến và tăng mạnh vào cuối năm 2018. Các khoản phải trả người lao động năm 2018 tăng so với năm 2017 với giá trị là 5,467,774,320 đồng, tương ứng tăng 96.49%. Năm 2019, giảm nhẹ đạt giá trị 8,825,648,692 đồng. Các khoản phải trả người lao động và quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng chứng tỏ công ty làm ăn có lãi và đã quan tâm nhiều đến đời sống người lao động. Chỉ tiêu phải trả của người lao động tăng lên là do Công ty đã tiến hành việc trích lập dự phòng cho năm sau, phần trích lập là từ nguồn lợi nhuận của các năm để lại.

Để thấy được tình hình nợ của Công ty cần tính thêm chỉ tiêu nợ phải trả so với tổng tài sản (hệ số nợ), ta có bảng số liệu 3.10:

Bảng 3.10: Hệ số nợ của Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 1. Các khoản phải trả 380,518,816,304 355,731,210,295 416,575,154,985 2. Tổng tài sản 634,708,779,11 9 607,098,636,56 8 709,352,799,182 3.Hệ số nợ 0.59 0.58 0.57

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây giai đoạn 2017 – 2019

Từ bảng số liệu trên, có thấy rằng hệ số nợ của Công ty có xu hướng giảm, tuy nhiên giảm nhẹ đồng thời hệ số nợ khá ổn định, duy trì ở mức trên 0,57. Nợ của công ty chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn vay ngân hàng để bổ sung vốn lưu động để nhập nguyên liệu, vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất thuốc của Công ty. Hệ số nợ ở

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Trang 84 - 114)