Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Trang 48 - 53)

Trong phân tích BCTC, phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu được sử dụng khi tiến hành phân tích một chi tiêu tổng hợp bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành. Trên cơ sở chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ phận cấu thành, các nhà phân tích sẽ xem xét, đánh giá mức độ đạt được của từng bộ phận giữa kỳ phân tích và kỳ gốc và mức độ ảnh hưởng, mức độ đóng góp của từng bộ phận đến tổng thể.

Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện theo những hướng sau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Việc chi tiết các chỉ tiêu theo từng bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận sẽ giúp ích trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được

sử dụng phổ biến trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh.

- Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh luôn là kết quả của một quá trình. Do các nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình trong từng đơn vị thời gian xác định thường là không đều. Việc chi tiết theo thời gian sẽ giúp việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh. Tùy vào đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tùy mục đích của phân tích có thể chọn các khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu khác nhau phải chi tiết.

- Chi tiết theo địa điểm kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do các bộ phận, các phân xưởng, đội, tổ sản xuất kinh doanh thực hiện. Phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích kinh doanh các trường hợp sau:

+ Đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ. Tùy chỉ tiêu khoán khác nhau có thể chi tiết mực thực hiện khoán ở các đơn vị có cùng nhiệm vụ như nhau.

+ Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tùy mục tiêu đề ra có thể chọn các chỉ tiêu chi tiết phù hợp về các mặt năng suất, chất lượng, giá thành…

+ Khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền tồn, đất đai trong kinh doanh.

2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

Để cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết có giá trị về xu thế phát triển của doanh nghiệp, về các mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động tài chính, chúng ta sẽ tiến hành phân tích báo cáo tài chính thông qua các nội dung chủ yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp sau đây:

- Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp;

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp; - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh;

- Phân tích lưu chuyển tiền tệ - Phân tích dòng tiền

2.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

2.4.1.1. Phân tích tình hình biến động và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tống số tài sản dễ thấy mức độ bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi xem xét cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Tuỳ theo từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản là cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cần phải có lượng dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm. Nếu là doanh nghiệp thương mại thì cần phải có lượng hàng hoá dự trữ đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra...

Đối với các khoản nợ phải thu, tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngoài ra khi nghiên cứu đánh giá phải xem xét tỷ suất đầu tư trang bị TSCĐ, đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

Khi phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta sử dụng phương pháp so sánh dọc với tổng tài sản, các loại tài sản cụ thể lần lượt được chia cho tổng tài sản để xác định tỷ trọng của chúng trong tổng tài sản. Công thức được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng Giá trị của từng bộ phận tài sản

bộ phận tài sản chiếm = x 100 (2.1) trong tổng tài sản Tổng tài sản

2.4.1.2. Phân tích tình hình biến động và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguốn vốn trong doanh nghiệp gồm hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả: + Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vào ban đầu và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu theo thời gian phản ánh mức độ độc lập về tài chính tạo niềm tin cho các nhà

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Trang 48 - 53)