Các phương pháp trong phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Trang 45)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3.Các phương pháp trong phân tích báo cáo tài chính

Phương pháp phân tích BCTC doanh nghiệp bao gồm các cơng cụ và kỹ thuật phân tích được sử dụng để tiếp cận, nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh trên BCTC nhằm nắm bắt được tình hình, xu hướng và bản chất biến động của các chỉ tiêu tài chính. Từ những biến động của các chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu chi tiết và các chỉ tiêu có tính chất đặc thù, kết quả của phân tích BCTC sẽ giúp chúng ta đánh giá được tồn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Hiện nay có nhiều phương pháp phân tích BCTC như: so sánh, chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu, loại trừ, liên hệ cân đối, kỹ thuật Dupont. Tuy nhiên, trong luận văn chỉ giới hạn phân tích một số phương pháp cơ bản, thường được vận dụng nhất trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

2.3.1. Phương pháp so sánh

Trong phân tích nói chung, so sánh ln là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất nhằm mục đích đánh giá kết quả, xác định vị trí, xu hướng biến động của đối tượng nghiên cứu. trong phân tích BCTC, phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu sự biến động và xác đinh mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích cụ thể. Chỉ tiêu phân tích sẽ được so sánh với các kỳ trước, với chỉ tiêu của đối thủ canh tranh, với bình quân của ngành hay các tiêu chuẩn được xác định trước đó.

Để thực hiện phương pháp so sánh trong phân tích BCTC, các nhà phân tích phải chú trọng đến các nội dung cơ bản của công cụ như sau: điều kiện so sánh, gốc

so sánh, các dạng so sánh và hình thức so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh sẽ phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và khơng gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trước.

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chi tiêu qua thời gian, cần đảm bảo các điều kiện so sánh sau:

- Đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. - Đảm bảo thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (bao gồm hiện vật, giá trị và thời gian).

Kỹ thuật so sánh tương ứng với giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

- So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích (giữa kỳ thực tế và kỳ kinh doanh trước, hoặc kỳ thực tế và kỳ kế hoạch). Kết quả của so sánh biểu hiện khối lựng quy mô tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số bình qn: số bình quân là sạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phân hay tổng thể chung có cùng một tính chất.

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh số thực tế của kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước để xác định xu hướng thay đổi về tình hình tìa chính của doanh nghiệp. Đánh giá thực trang tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính.

- So sánh số thực tế của kỳ phân tích với sơ thực tế của kỳ kế hoạch để xác định xu hướng, mục tiêu của doanh nghiệp để hồn thành kế hoạch trong hoạt động tài chính.

- So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang mở mức tốt, xấu hay trung bình.

Q trình thực hiện phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng các hình thức: - So sánh theo chiều ngang.

- So sánh theo chiều dọc.

- So sánh xác đinh xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu.

So sánh ngang trên các BCTC là việc so sánh, đối chiếu tình hỉnh biến động của từng chỉ tiêu cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng BCTC. Thực chất là phân tích sự biến động về quy mơ của từng khoản mục trên từng BCTC của doanh nghiệp. Việc so sánh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mức độ biến động tăng hoặc giảm về quy mô của chi tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

So sánh dọc trên các BCTC là việc dùng các tỉ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC của doanh nghiệp. Có thể hiểu phân tích theo chiều dọc chính là việc phân tích sự biến động về cơ cấu tài sản, nguồn vốn trên BCĐKT của doanh nghiệp, hay phân tích các mối liên hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận, doanh thu với tổng giá vốn hàng bán, với tổng tài sản …trên các BCTC.

So sánh sẽ xác định xu hướng và mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều này sẽ được thể hiện trên các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên BCTC được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung. Chúng được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ ràng hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế, tài chính doanh nghiệp.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và quan trọng nhất trong bất kỳ hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp. Trong phân tích BCTC tại các doanh nghiệp, phương pháp này đực sử dụng rất đa dạng và linh hoạt.

2.3.2. Phương pháp loại trừ

Trong phân tích BCTC, phương pháp loại trừ được sử dụng để xác định xu hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ

tiêu phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.Việc xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được thực hiện bằng cách xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

Đặc trưng của phương pháp loại trừ là luôn đặt các đối tượng nghiên cứu (chỉ tiêu phân tích) và các tình huống giả định khác nhau. Các nhân tố có thể làm tăng, giảm hoặc khơng có ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố ở đây có thể là nhân tố chủ quan, nhân tố số lượng, nhân tố thứ yếu, hoặc có thể là nhân tố tích cực hay tiêu cực. Việc xác định và nhận thức được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích chính là bản chất và cũng là mục tiêu của phương pháp này.

Phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng hai kỹ thuật.

- Kỹ thuật số chênh lệch: dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố. - Kỹ thuật thay thế liên hoàn: thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố. Kỹ thuật số chênh lệch và kỹ thuật thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiếu phân tích. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu nhân tố và chỉ tiêu phân tích phải được thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số, hoặc sự kết hợp của cả tích số và thương số.

2.3.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích

Trong phân tích BCTC, phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu được sử dụng khi tiến hành phân tích một chi tiêu tổng hợp bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành. Trên cơ sở chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ phận cấu thành, các nhà phân tích sẽ xem xét, đánh giá mức độ đạt được của từng bộ phận giữa kỳ phân tích và kỳ gốc và mức độ ảnh hưởng, mức độ đóng góp của từng bộ phận đến tổng thể.

Thơng thường trong phân tích, phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện theo những hướng sau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Việc chi tiết các chỉ tiêu theo từng bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận sẽ giúp ích trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được

sử dụng phổ biến trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh.

- Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh ln là kết quả của một q trình. Do các nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình trong từng đơn vị thời gian xác định thường là không đều. Việc chi tiết theo thời gian sẽ giúp việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được giải pháp có hiệu lực cho cơng việc kinh doanh. Tùy vào đặc tính của q trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tùy mục đích của phân tích có thể chọn các khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu khác nhau phải chi tiết.

- Chi tiết theo địa điểm kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do các bộ phận, các phân xưởng, đội, tổ sản xuất kinh doanh thực hiện. Phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích kinh doanh các trường hợp sau:

+ Đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ. Tùy chỉ tiêu khốn khác nhau có thể chi tiết mực thực hiện khốn ở các đơn vị có cùng nhiệm vụ như nhau.

+ Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tùy mục tiêu đề ra có thể chọn các chỉ tiêu chi tiết phù hợp về các mặt năng suất, chất lượng, giá thành…

+ Khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền tồn, đất đai trong kinh doanh.

2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

Để cung cấp đầy đủ các thơng tin cần thiết có giá trị về xu thế phát triển của doanh nghiệp, về các mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động tài chính, chúng ta sẽ tiến hành phân tích báo cáo tài chính thơng qua các nội dung chủ yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp sau đây:

- Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp;

- Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp; - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh;

- Phân tích lưu chuyển tiền tệ - Phân tích dịng tiền

2.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

2.4.1.1. Phân tích tình hình biến động và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu tài sản, ngồi việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tống số tài sản dễ thấy mức độ bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi xem xét cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Tuỳ theo từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản là cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cần phải có lượng dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm. Nếu là doanh nghiệp thương mại thì cần phải có lượng hàng hố dự trữ đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra...

Đối với các khoản nợ phải thu, tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngồi ra khi nghiên cứu đánh giá phải xem xét tỷ suất đầu tư trang bị TSCĐ, đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

Khi phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta sử dụng phương pháp so sánh dọc với tổng tài sản, các loại tài sản cụ thể lần lượt được chia cho tổng tài sản để xác định tỷ trọng của chúng trong tổng tài sản. Công thức được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng Giá trị của từng bộ phận tài sản

bộ phận tài sản chiếm = x 100 (2.1) trong tổng tài sản Tổng tài sản

2.4.1.2. Phân tích tình hình biến động và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguốn vốn trong doanh nghiệp gồm hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả: + Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vào ban đầu và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu theo thời gian phản ánh mức độ độc lập về tài chính tạo niềm tin cho các nhà

+ Nợ phải trả phán ánh số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Những khoản nợ này mang tính cam kết và trách nhiệm thanh toán, chứa những rủi ro, tuy nhiên với nguồn vốn này doanh nghiệp có thể sử dụng như một địn bẩy tài chính, tăng lợi ích cho các chủ sở hữu.

Như vậy, phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp cho nhà quản trị nắm được cơ cấu huy động vốn, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động và đánh giá được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn.

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, chúng ta sử dụng phương pháp so sánh dọc với tổng nguồn vốn, các loại nguồn vốn cụ thể được chia cho tổng nguồn vốn để xác định tỷ trọng của chúng ta trong tổng nguồn vốn. Cơng thức được tính như sau:

Tỷ trọng của từng bộ phận vốn chiếm trong tổng NV = Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn x 100 (2.2) Tổng nguồn vốn

2.4.2 Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp

2.4.2.1. Phân tích tình hình cơng nợ của doanh nghiệp

Tính tự do cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mặt khác, các quan hệ tài chính phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau trên thị trường là thường xảy ra, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn. Do vậy, phân tích tình hình cơng nợ phải thu, phải trả có ý nghĩa quan trọng trong q trình phát hiện các dấu hiệu rủi ro tài chính có thể xảy ra. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường hầu hết các doanh nghiệp đều tự chủ hoạt động tài chính, lấy thu bù chi và thực hiện quy trình tài sản xuất mở rộng, chính vì vậy mà phân tích cơng nợ phải thu, phải trả càng có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp những thông tin về cơ cấu phải thu để đưa ra các biện pháp thu hồi phù hợp. Đồng thời thấy được cơ cấu các khoản phải trả đưa ra các biện pháp thanh toán kịp thời để

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

a, Phân tích tình hình cơng nợ phải thu

+ Phân tích tình hình các khoản phải thu: Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: Phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu các đối tượng khác,…Khi phân tích tình hình các khoản phải thu, sử dụng phương pháp so sánh dọc, lấy từng khoản phải thu cụ thể lần lượt được chia cho tổng các khoản phải thu để xác định tỷ trọng của chúng trong tổng các khoản phải thu:

Tỷ trọng của từng Giá trị của từng khoản phải thu

khoản phải thu trong tổng = x 100 (2.3)

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Trang 45)