Phân bố của các loài cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 99 - 102)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.6 Khu hệ cá CúcPhương

3.6.2 Phân bố của các loài cá

Căn cứ vào kết quả điều tra về phân bố tập hợp trong Phụ lục 6 chúng tôi thấy tuỳ từng dạng sinh cảnh mà mật độ cũng như số lượng phân bố của các lồi cá có sự khác biệt như sau:

Rừng nguyên sinh

Do diện tích loại sinh cảnh này lớn và hệ thực vật trong khu vực này rất tươi tốt, có sự đa dạng nhất về thành phần các lồi thực vật (vai trị là những sinh vật cơ sở hay sinh vật sản xuất) nên đã kéo theo khu hệ động vật (những sinh vật tiêu thụ) ở đây cũng rất đa dạng. Nhìn chung, đây là khu vực tập trung số lượng loài cũng như số lượng cá thể các lồi động vật đơng đảo nhất.

Riêng đối với với nhóm Cá, tỷ lệ này ở sinh cảnh thủy vực trong rừng nguyên sinh thấp hơn so với sinh cảnh thủy vực ở rừng thứ sinh đã ít nhiều bị tác động. Sự khác biệt này có thể do đặc thù địa hình của Cúc Phương là dạng Karst nên trong rừng ngun sinh có ít sơng suối và các thủy vực khác có nước lớn trên bề mặt.

Các lồi cá thường gặp ở sinh cảnh thủy vực trong rừng nguyên sinh là: Cá bống suối đầu ngắn Percottus chamersi, Cá bống suối bắc bộ Percottus tonkinensis, Cá chạch đá Barbatula fasciolata, Cá chuối suối Ophiocephalus gachua, Cá thèo

Pterocryptis cochinchinensis, Cá niết Cúc Phương Pterocryptis cucphuongensis.

Riêng một loài cá bống Eleotris sp. có kích thước tương đối lớn và hình thù rất đặc biệt trán gồ cao như trán cá heo khác hẳn với các loài cá bống khác mà chúng tôi tạm gọi là Cá bống đen trán dô [hiện vẫn chưa xác định được tên và rất có khả năng là một lồi mới cho khoa học, (Mai Đình n, thơng tin cá nhân, 2002)] cũng chỉ tìm được duy nhất ở vó nước trong sinh cảnh rừng nguyên sinh này.

Rừng thứ sinh

So với các thủy vực trong rừng nguyên sinh số lượng loài và mật độ cá thể ở đây cao hơn. Đặc biệt, tại một số điểm giáp ranh (nơi giao thoa, chuyển tiếp) với rừng nguyên sinh sự da dạng phong phú về số loài rất cao với sự có mặt của cả những loài thường chỉ gặp ở rừng nguyên sinh và cả những lồi chỉ thích nghi với dạng sinh cảnh đã ít nhiều bị tác động bao gồm các loài cá như: Cá chuối suối

Ophiocephalus gachua, Cá giao sơn bụng sắc Yaoshanicus normalis, Cá thèo Pterocryptis cochinchinensis, Cá bống suối Percottus spp, Cá chạch đá Barbatula

spp, Chạch cát Botia sp., Cá chiên suối Glyptosternon spp, Cá rô mo Coreperca

whiteheadi, Cá sứt mũi Garra orientalis, Cá bống đá khe Rhinogobius spp...vv.

Bìa rừng và rừng trồng xen trảng có cây bụi (nương rẫy cũ)

Đây là khu vực có diện tích nhỏ hơn và bị nhiều tác động nhưng số loài cũng như mật độ cá thể các loài cá trong các thủy vực ở đây tương đối phong phú so với hai dạng sinh cảnh trên. Thành phần loài chủ yếu ở khu vực này là một số lồi thích nghi với dạng sinh cảnh đã bị tác động mạnh.

Các loài cá ở khu vực này là: Cá giao sơn bụng sắc Yaoshanicus normalis, Chạch đá Barbatula fasciolata, Lươn đồng Monopterus albus, Cá chèo đồi Channa asatica là các lồi phổ biến ưa sinh cảnh ít rậm rạp và một số các lồi cá q hiếm

sống ở các sơng nhỏ miền núi có nước chảy xiết như: Cá chiên Bagarius bagarius, Cá lăng Hemibagrus elongatus, Cá bổng Spinibarbichthys denticulatus, Cá chày đất

Spinibarbus caldwelli, Cá chình Aguilla sp...Một số loài thường gặp ở trong sinh cảnh rừng nguyên sinh và thứ sinh nhiều cũng có thể tìm được ở đây như Cá thèo

Pterocryptis cochinchinensis, Cá niết Cúc Phương Pterocryptis cucphuongensis.

Mặc dù, nằm ở khu vực địa hình Karst núi đá vơi có ít sơng suối và sơng suối rất nhỏ nhưng đoạn sông Ngang và sông Bưởi chảy qua địa phận rừng Cúc Phương có số lượng lồi hết sức phong phú. Rất nhiều các lồi cá tìm thấy ở Cúc Phương đều có mặt trên các đoạn sơng này. Nhóm các lồi q hiếm và các lồi mới được phát hiện cho Cúc Phương cũng phần lớn được tìm thấy ở đây.

Khu vực ở và đất nơng nghiệp

Thành phần các lồi cá ở đây rất nghèo nàn, chiếm số lượng không đáng kể. Chỉ gặp một số lồi cá nhỏ thơng thường như: Cá đuôi cờ Macropodus opercularis, Cá rô đồng Anbanas testudineus, Cá quả Ophiocephalus maculatus, Cá chép Cyprynus

caprio, Chạch bùn hoa Cobitis taenia dolychorhychus, Lươn đồng Monopterus albus là những loài phổ biến, ưa sinh cảnh mở (nơi trống trải và đất nông nghiệp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 99 - 102)