Đa dạng thành phần các loài thú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 57 - 61)

Năm 1971, Lê Hiền Hào công bố danh lục đầu tiên (và cũng là chính thức duy nhất) về khu hệ thú Cúc Phương [32]. Trong đó, thống kê được 64 loài thú thuộc 23 họ, 7 bộ.

Sau khi tập hợp các kết quả nghiên cứu, thu thập mẫu vật của bản thân tác giả và cộng sự ở Vườn Quốc gia Cúc Phương và một số kết quả từ những nghiên cứu nhỏ lẻ ngắn ngày của một số chuyên gia khác về nhóm Dơi, chúng tôi đã thống kê được tổng số loài thú ghi nhận hiện nay ở Cúc Phương là: 133 loài thuộc 71 giống, 28 họ, 8 bộ.

Thành phần cấu trúc và phân bổ các loài trong từng nhóm thú được thể hiện tóm tắt trong Bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2 Cấu trúc thành phần loài của khu hệ thú ở Cúc Phương Số

TT

Bộ Họ Giống Loài

Tên Việt Nam Tên Latin Số họ Tỷ lệ % Số giống Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %

1. BỘ ĂN CÔN TRÙNG INSECTIVORA 2 7,14 3 4,22 3 2,25

2. BỘ NHIỀU RĂNG SCANDENTA 1 3,57 1 1,40 1 0,75

3. BỘ DƠI CHIROPTERA 6 21,42 21 29,57 59 44,36

4. BỘ LINH TRƯỞNG PRIMATES 3 10,71 4 5,60 8 6,00

5. BỘ ĂN THỊT CARNIVORA 6 21,42 22 30,98 25 18,79

6. BỘ MÓNG GUỐC

NGÓN CHẴN ARTIODACTYLA 4 14,28 5 7,00 5 2,85

7. BỘ TÊ TÊ PHOLIDOTA 1 3,57 1 1,40 1 0,75

8. BỘ GẶM NHẤM RODENTIA 5 17,87 14 19,71 31 23,30

Tổng cộng

8 28 100 71 100 133 100

Đa dạng về các taxon

Nhìn vào Bảng 3.2 cho thấy, trong 8 bộ thú có ở Cúc Phương, xét về đa dạng các taxon thì bộ Dơi là bộ có số lượng đông đảo nhất: 59 loài (chiếm 44,36% tổng số loài), 21 giống (chiếm 29,57% tổng số giống) và 6 họ (chiếm 21,42% tổng số họ thú). Đứng thứ hai là bộ Gặm nhấm với: 31 loài (chiếm 23,30% tổng số loài), 14 giống (chiếm 19,71% tổng số giống) và 5 họ (chiếm 17,78% tổng số họ). Đứng thứ

ba là bộ Ăn thịt với: 25 loài (chiếm 18,79% tổng số loài), 22 giống (chiếm 30,98% tổng số giống) và 6 họ (chiếm 21,42% tổng số họ).

Tiếp theo là bộ Linh trưởng 8 loài (chiếm 6,0% tổng số loài), 4 giống (chiếm 5,6% tổng số giống), 3 họ(chiếm 10,71% tổng số họ); và bộ Móng guốc chẵn với 5 loài (chiếm 2,85% tổng số loài), 5 giống (chiếm 7,0% tổng số giống), 4 họ (chiếm 14,28% tổng số họ).

Ít hơn là bộ Ăn côn trùng với 3 loài (chiếm 2,25% tổng số loài), 3 giống (chiếm 4,22% tổng số giống), 2 họ (chiếm 7,14% tổng số họ).

Bộ có số lượng ít nhất là bộ Nhiều răng và bộ Tê tê với mỗi bộ 1 loài (chiếm 0,75% tổng số loài), 1 giống (chiếm 1,40% tổng số giống),1 họ (chiếm 3, 57% tổng số họ). Biểu đồ minh họa ở Hình 3.4 dưới đây cho ta thấy rõ hơn sự phân bổ này.

BỘ ĂN THỊT 19% BỘ TÊ TÊ 1% BỘ NHIỀU RĂNG 1% BỘ LINH TRƯỞNG 6% BỘ M ÓNG GUỐC CHẴN 4% BỘ ĂN CÔN TRÙNG 2% BỘ DƠI 44% BỘ GẶM NHẤM 23%

Hình 3.4 Biểu đồ so sánh tỷ trọng thành phần loài thú ở Cúc Phương

Như vậy, trung bình mỗi bộ thú ở Cúc Phương có 16,62 loài; mỗi họ có 4,75 loài và mỗi giống có 1,87 loài. Các chỉ số này cho thấy, sự đa dạng về các taxon của khu hệ thú Cúc Phương là rất cao.

Với 133 loài, so sánh với 259 loài thú đã biết của cả nước (theo Asean Centre for Biodiversity, 2007) [67], khu hệ thú Cúc Phương chiếm 51,35% số loài trong khu hệ thú đã biết ở Việt Nam.

So sánh mức độ đa dạng sinh học của khu hệ Thú Cúc Phương với một số khu vực khác được đánh giá là có mức đa dạng sinh học hàng đầu ở Việt Nam

Để thấy được mức độ đa dạng và phong phú về thành phần loài của khu hệ thú Cúc Phương chúng tôi đã lựa chọn và so sánh với khu hệ thú của 5 khu bảo vệ khác được đầu tư nghiên cứu tương đối toàn diện trong thời gian gần đây.

Bảng 3.3 dưới đây cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về mức độ đa dạng sinh học của khu hệ thú Cúc Phương so với một số khu vực khác được đánh giá là có mức đa dạng sinh học cao ở Việt Nam.

Bảng 3.3 So sánh mức độ đa dạng sinh học của khu hệ thú Cúc Phương với một số khu vực khác ở Việt Nam

Tên khu được bảo vệ (Vườn Quốc gia) Tính đa dạng sinh học (Số lượng các Taxon) Mật độ (Loài/ 1.000ha) Nguồn tài liệu1 Bộ Họ Giống Loài đã ghi nhận

Chính thức Tạm thời Tổng số % so với VN Cúc Phương 8 28 71 133 0 133 51,35 5,99 1 Pù Mát 11 30 73 126 6 132 50,96 1,44 2 Phong Nha - Kẻ Bàng 11 30 78 112 17 129 49,80 1,50 3 Bạch Mã 10 28 74 132 0 132 50,96 5,99 4 Cát Tiên 12 30 66 64 41 105 40,54 1,42 5 Việt Nam 259 100 6

1: Chú thích về nguồn tài liệu

1: Số liệu của tác giả và cộng sự Vườn Quốc gia Cúc Phương (2007).

2: Danh lục của Vườn Quốc gia Pù Mát và Số liệu của Đặng Công Oanh (2004). 3: Danh lục của Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2006).

4: Danh lục của Vườn Quốc gia Bạch Mã (2006). 5: Danh lục của Vườn Quốc gia Cát Tiên (2006).

6: Danh lục của Asean Centre for Biodiversity (2007) [67].

Nhìn vào Bảng 3.1 và Hình 3.3 phía trên cho thấy về mặt diện tích, Vườn Quốc gia Cúc Phương (22.200ha) và Vườn Quốc gia Bạch Mã (20.030ha) thuộc hàng nhỏ nhất; tiếp theo là Vườn Quốc gia Cát Tiên (73.878ha); Vườn Quốc gia

Phong Nha-Kẻ Bàng (85.751ha) và Vườn Quốc gia Pù Mát lớn nhất (91.113ha) trong 5 khu so sánh.

Về mặt đa dạng các taxon thú, mức độ chênh lệch số lượng taxon là không nhiều (xem Bảng 3.3). Sự đa dạng về thành phần loài ở Cúc Phương là cao nhất (133 loài, 71 giống, 28 họ, 8 bộ), tiếp theo là Pù Mát (132 loài, 73 giống, 30 họ, 11 bộ) và Bạch Mã (132 loài, 74 giống, 28 họ, 10 bộ), thấp hơn là Phong Nha-Kẻ Bàng (129 loài, 78 giống, 30 họ, 11 bộ) và thấp nhất là Cát Tiên (105 loài, 66 giống, 30 họ, 12 bộ). Biểu đồ 3.5 sau sẽ cho ta thấy rõ hơn sự chênh lệch này.

133 132 129 132 105 259 0 50 100 150 200 250 300 Cúc Phương Pù Mát Phong Nha_Kẻ Bàng

Bạch Mã Cát Tiên Việt Nam

Số loài

Hình 3.5 Biểu đồ so sánh số loài thú đã ghi nhận ở một số khu vực của Việt Nam

Mặc dầu có số loài thú cao nhất, nhưng điểm khác biệt của khu hệ thú Cúc Phương với các khu còn lại là ở đây thiếu vắng bộ Cánh da với đại diện là Chồn Dơi Cynocephalus varigatus (có ở Pù Mát và Bạch Mã) và một số bộ thú lớn như bộ Có vòi đại diện là Voi Elephas maximus (có cả ở Pù Mát, Cát Tiên, Phong Nha- Kẻ Bàng), và bộ Móng guốc lẻ đại diện là Tê giác Rhinoceros sondaicus (chỉ còn có ở Cát Tiên).

Khu hệ thú Cúc Phương và Phong Nha-Kẻ Bàng có điểm chung là mang đặc trưng của động vật của vùng núi đá vôi mà các khu còn lại không có với đại diện là Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri (ở Cúc Phương) và Voọc gáy trắng

Trachypithecus laotum hatinhensis, Voọc đen tuyền Trachypithecus laotum ebenus

(ở Phong Nha-Kẻ Bàng) và nhóm thú nhỏ sống trong hang động ở núi đá như bộ Dơi rất phong phú, có số loài nhiều hơn hẳn những khu còn lại.

Từ Bảng 3.3 cho thấy, về mật độ loài trên một đơn vị diện tích thì Cúc Phương và Bạch Mã có mật độ cao nhất (5,99 loài/1.000ha, cao gấp trên 3 lần những khu còn lại), tiếp theo là Phong Nha-Kẻ Bàng (1,50 loài/1.000ha) và Pù Mát (1,44 loài/1.000ha), còn Cát Tiên có mật độ loài thấp nhất (1,42 loài/1.000ha).

Các so sánh, phân tích này cho thấy Cúc Phương tuy có diện tích nhỏ nhưng lại có mức đa dạng và mật độ loài của khu hệ thú cao nhất so với các khu còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 57 - 61)