Khí hậu thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 33 - 36)

Chế độ nhiệt

Kết quả quan trắc 15 năm của Trạm Khí tượng Bống, cho thấy nhiệt độ trung bình năm là 20,60C. Năm 1966 nhiệt độ bình quân năm lớn nhất là 21,20C. Năm 1971, nhiệt độ bình quân năm thấp nhất là 19,90C. Như vậy, chênh lệch giữa nhiệt độ bình quân chung so với nhiệt độ bình quân năm cao và năm thấp chỉ khoảng 10C (0,60C và 0,70C). Nhiệt độ bình quân năm tương đối ổn định là một thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật ở đây.

Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi nên nhiệt độ cực hạn ở đây có thể biến động rất lớn, có năm rất lạnh nhưng chỉ kéo dài 4-5 ngày hoặc rất nóng cũng chỉ từ 1-2 ngày. Trong 15 năm quan trắc tại Trạm Khí tượng Trung tâm Vườn (đặt tại Bống), thì nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 0,70C (18/1/1967) và nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,50C (20/7/1979).

Chế độ nhiệt ở Cúc Phương chịu ảnh hưởng của độ cao và thảm thực vật rừng. Điều đó được thể hiện từ số liệu quan trắc của 3 trạm khí tượng như sau:

Ở Trạm Bống, là trung tâm rừng nguyên sinh có độ cao so với mặt biển từ 300 - 400m, thảm thực vật rừng tươi tốt, nhiệt độ bình quân năm là 20,60C.

Ở Trạm Đang, nằm ở vùng rừng thứ sinh, rừng có chất lượng xấu, một số đã bị khai thác chọn hoặc làm nương rẫy. Độ cao so với mặt biển 200-250m. Nhiệt độ bình quân năm 21,80C, cao hơn ở Bống 1,20C.

Ở Trạm Nho Quan, nằm ngoài ranh giới Vườn, cách trung tâm Vườn 20 km, ở đây không có rừng, độ cao so với mặt biển là 20m, nhiệt độ bình quân năm là 22,70C, cao hơn nhiệt độ bình quân của Bống 2,10C và cao hơn nhiệt độ bình quân của Đang 0,90C.

Lượng mưa bình quân năm của Cúc Phương biến động từ 1.800mm đến 2.400mm, bình quân năm là 2.138mm/năm. Đó là lượng mưa tương đối lớn so với vùng xung quanh.

Nếu tính tháng có lượng mưa từ 100mm là tháng mưa thì ở đây có tới 8 tháng và mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Tháng có lượng mưa lớn

nhất là tháng 9 tới 410,9mm; trong khi đó các tháng 12; 1; 2 và 3 lượng mưa chưa được 50mm.

Mặc dù mùa khô ở Cúc Phương chỉ có 4 tháng nhưng phân biệt rất rõ với mùa mưa. Mưa ít cộng với nhiệt độ thấp làm cho khí hậu ở Cúc Phương tương đối khắc nghiệt về mùa đông [21].

Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối không khí trung bình năm ở Cúc Phương là 90% và tương đối đều trong năm, tháng thấp nhất không dưới 88%. Trong khi đó độ ẩm tuyệt đối biến thiên giống như nhiệt độ trong không khí.

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực Trung tâm Bống,Vườn Quốc gia Cúc Phương (Số liệu tổng hợp trong 15 năm quan trắc từ 1965-1979. Nguồn Trạm Nghiên cứu Khoa học, Vườn Quốc gia Cúc Phương)

Tháng Nhiệt độ (00C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%)

1 13,9 23,3 91 2 15,1 31,9 91 3 17,2 42,4 92 4 21,5 95,4 91 5 24,6 221,2 89 6 25,5 295,7 90 7 25,8 308,4 90 8 25,1 357,2 92 9 23,7 410,9 91 10 21,1 208,0 89 11 17,5 121,0 89 12 15,4 32,3 88 Trung bình 20,6 2.147,7 90

Kết quả nghiên cứu khí hậu tập hợp trong Bảng 2.1 phía trên và được vẽ thành biểu đồ dưới đây theo phương pháp Gaussen-Walter, để thấy được mức độ biến động về các nhân tố thời tiết.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các tháng trong năm Các chỉ số Nhiệt độ Lượng mưa Độ ẩm

Hình 2.1 Biểu đồ khí hậu Gaussen-Walter khu vực Cúc Phương

Chế độ gió

Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc về mùa Đông và gió mùa Đông Nam về mùa hè. Ngoài ra về mùa hè nhiều ngày có gió lào thổi mạnh. Tuy vậy do điều kiện địa hình, gió sau khi vượt qua các yên ngựa và hẻm núi đi sâu vào rừng bị thay đổi hướng rất nhiều và tốc độ gió thường là 1-2m/s [21].

Thủy văn

Do ở Cúc Phương là địa hình Karst nên ở đây có ít dòng chảy, ngoại trừ sông Bưởi và sông Ngang ở phía Bắc có nước quanh năm, còn lại là các khe suối cạn có nước theo mùa. Sau các cơn mưa, khe khô dẫn nước vào lỗ hút, chảy ngầm rồi phun ra ở một số vó nước. Chỗ nào nước không thoát kịp thì ứ đọng lại, gây nên ngập úng tạm thời [21].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 33 - 36)