Phân bố của các loài thú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Khu hệ thú CúcPhương

3.2.2 Phân bố của các loài thú

Điều tra thú được tiến hành tại các dạng sinh cảnh chính nơi có mật độ và số lượng lồi khác nhau. Căn cứ vào thảm thực vật, địa hình và mức độ tác động chúng tôi tạm chia ra làm 4 kiểu sinh cảnh chính, đó là: Rừng ngun sinh (ít bị tác động); Rừng thứ sinh (bị tác động nhẹ); Bìa rừng và rừng trồng xen trảng có cây bụi, nương rẫy cũ (thường bị tác động ở mức độ vừa phải); và Khu vực dân cư và đất nông nghiệp (bị tác động mạnh và thường xuyên).

Căn cứ vào kết quả điều tra về phân bố tập hợp trong Phụ lục 2 chúng tôi thấy tuỳ từng dạng sinh cảnh mà mật độ cũng như số lượng phân bố của các lồi thú có sự rất khác nhau như sau :

Rừng nguyên sinh

Dạng sinh cảnh này có diện tích lớn chiếm vai trị chủ đạo ở Cúc Phương, hệ thực vật trong khu vực này rất tươi tốt, có sự đa dạng rất cao về thành phần các lồi thực vật (với vai trị là những sinh vật cơ sở hay sinh vật sản xuất) nên đã kéo theo khu hệ động vật (những sinh vật tiêu thụ) ở đây cũng rất đa dạng. Mặt khác, đây là

khu vực rừng sâu, vắng người, có nguồn thức ăn dồi dào và ít bị quấy nhiễu nên là nơi trú ngụ tập trung của nhiều loài thú nhất trong khu vực.

Đây là nơi tập trung số lượng loài cũng như số lượng cá thể các lồi thú đơng đảo nhất. Rất nhiều loài thú có mặt ở khu vực này như: Gấu ngựa Ursus thibetanus, Sơn dương Carpicornis sumatraensis, Lợn rừng Sus crofa, Báo gấm Neofelis

nebulosa, Báo hoa mai Panthera pardus, Khỉ mốc Macaca assamensis, Voọc mông

trắng Trachipithecus delacouri, Voọc xám Trachipithecus phayrei crepusculus, Cầy mực Arctictis binturong, Cầy vằn Chrotogale owstoni, Cầy vịi hương Paradoxurus

hermaphroditus, Cầy gấm Prionodon pardicolor, Sóc đen Ratufa bicolor gigantea,

Sóc bay lớn Petaurista petaurista lylei, Sóc bụng đỏ đuôi hoe Calloscirus

erythraeus cucphuongis, Sóc mõm hung Dremomys rufigenis, Sóc chuột Hải Nam Tamiops maritimus, Chuột núi Leopoldamys sabanus, Chuột cây Chiromyscus sp.,

Đon Atherurus macrourus, Lửng lợn Arctonyx collaris…

Rừng thứ sinh

Nhìn chung, so với khu vực rừng nguyên sinh số lượng loài và mật độ cá thể ở đây có thấp hơn. Tuy nhiên, tại một số điểm giáp ranh (nơi giao thoa, chuyển tiếp) với rừng nguyên sinh sự da dạng phong phú về số lồi cũng rất cao với sự có mặt của cả những loài thường chỉ gặp ở rừng nguyên sinh và cả những lồi chỉ thích nghi với dạng sinh cảnh đã ít nhiều bị tác động, bao gồm các loài thú như: Hoẵng

Muntiacus muntjak, Lợn rừng Sus crofa, Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Khỉ vàng Macaca mulata, các loài Cu ly Nycticebus spp, Lửng lợn Arctonyx collaris, Báo lửa Catopuma temmincki, Mèo rừng Prionailurus bengalensis, Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus, Cầy vòi mốc Paguma larvata, Cầy giông Viverra zibetha, Nhím bờm Acanthion subcristatus, Đon Atherurus macrourus, Sóc bụng

xám Calloscirus inornatus, Sóc bụng đỏ Calloscirus erythraeus cucphuongis, Sóc chuột Tamiops spp, Dơi quả Cynopterus spp, Dơi ngựa Rousettus spp, Dơi chó

Cynopterus spp, Dơi muỗi Pipistrellus spp, Chồn vàng Martes flavigula, Rái cá thường Lutra lutra, Dúi mốc Rhizomys pruinosus, Chuột núi Leopoldamys sabanus

Bìa rừng và rừng trồng xen trảng có cây bụi (nương rẫy cũ)

Đây là khu vực có diện tích nhỏ hơn và bị nhiều tác động nên thành phần loài cũng như mật độ cá thể các lồi thú lớn ít hơn nhiều so với hai dạng sinh cảnh nói trên. Chủ yếu ở khu vực này là một số lồi thích nghi với dạng sinh cảnh đã bị tác động mạnh, bao gồm các loài thú nhỏ sống với mật độ vừa phải như: Chuột rừng

Rattus koratensis, Cầy lỏn Herpestes javanicus, Chồn bạc má Melogale moschata,

Cầy hương Viverricula indica, Sóc bụng đỏ đi hoe Calloscirus erythraeus

cucphuongis, Dúi má vàng Rhizomys sumatrensis, Chuột mốc Rattus bowersi,

Chuột đất Bandicota spp, Dơi quả Cynopterus spp, Dơi muỗi Pipistrellus spp…

Khu vực dân cư và đất nông nghiệp

Khu vực này chiếm tỷ lệ ít nhất trong Vườn Quốc gia và thường xuyên, liên tục bị tác động mạnh mẽ. Thành phần loài thú hoang dã ở đây rất nghèo nàn, chiếm số lượng ít nhất. Chỉ gặp một số lồi thú nhỏ thơng thường, thích nghi sống gần con người, có mật độ lớn như: Chuột nhà Mus musculus, Chuột đồng Rattus flavipectus, Chuột chù Suncus murinus, Chuột đất Bandicota indica, các loài Dơi quả

Cynopterus spp, Dơi muỗi Pipistrellus spp, Dơi lá mũi Rhinolophus spp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)