Tài nguyên động thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 36 - 38)

Hệ thực vật

Vườn Quốc gia Cúc Phương có 20.473ha rừng trong tổng số diện tích 22.200ha (chiếm 92,2%). Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh. Theo Thái Văn Trừng (1976) [58] rừng Cúc Phương thuộc loại rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

Cúc Phương là nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành loài trong hệ thực vật. Với diện tích chỉ có 0,07% so với cả nước, nhưng lại có số họ thực vật chiếm tới 57,93%; số chi chiếm 36,09% và số loài chiếm 17,27% trong tổng số họ, chi và loài của cả nước.

Cúc Phương là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật di cư cùng sống với nhiều loài bản địa. Đại diện cho thành phần bản địa là các loài trong họ Long não (Lauraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae) và họ Xoan (Meliaceae). Đại diện cho luồng di cư từ phương Nam ấm áp là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae). Đại diện cho luồng thực vật có nguồn gốc từ phương Bắc là các loài trong họ Dẻ (Fagaceae). Cúc Phương còn diện tích rừng nguyên sinh đáng kể, chủ yếu tập trung trên vùng núi đá vôi và ở các thung lũng trung tâm Vườn. Chính do vị trí đặc biệt nên đã dẫn đến kết cấu tổ thành loài thực vật của rừng Cúc Phương rất phong phú.

Kết quả điều tra những năm gần đây (2001), đã thống kê được 2.103 loài thuộc 917 chi, 231 họ của 7 ngành thực vật bậc cao. Trong đó có rất nhiều loài có giá trị: 430 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài cây có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhuộm, 137 loài cho tanin..., 118 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2000 và IUCN năm 2004 [21] (xem chi tiết trong Bảng 2.2 và Bảng 2.3 dưới đây).

Bảng 2.2 Thống kê số lượng taxon trong các ngành thực vật bậc cao ở Cúc Phương (Nguồn Trạm Nghiên cứu Khoa học, Vườn Quốc gia Cúc Phương) .

TT Ngành Bộ Họ Chi Loài

1. Ngành Rêu (Bryophyta) 9 31 74 127

2. Ngành Quyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1 1

3. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2 2 9 4. Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 1 5. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 7 27 56 129 6. Ngành Hạt trần (Gymnospermae) 3 3 3 5 7. Ngành Hạt kín (Angiospermae) 86 166 780 1831 + Lớp Hai lá mầm 135 597 1451 + Lớp Một lá mầm 31 183 380 Tổng 7 109 231 917 2103

Qua số liệu thống kê trên, ở Cúc Phương ngành hạt kín chiếm ưu thế với 87,06% trong tổng số loài thực vật bậc cao. Trong đó có 10 họ thực vật có số lượng loài lớn nhất tập hợp trong Bảng 2.3 sau đây:

Bảng 2.3 Thống kê một số họ thực vật có số loài lớn nhất ở Cúc Phương

(Nguồn Trạm Nghiên cứu Khoa học, Vườn Quốc gia Cúc Phương).

TT Họ Số chi Số loài Tỷ lệ % loài

1. Họ Đậu (Fabaceae) 41 106 5,04 2. Họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) 36 101 4,80 3. Họ Lan (Orchidaceae) 47 100 4,75 4. Họ Lúa (Poaceae) 55 83 3,95 5. Họ Cà phê (Rubiaceae) 30 79 3,76 6. Họ Cúc (Asteraceae) 37 64 3,04

7. Họ Long não (Lauraceae) 12 54 2,56

8. Họ Dâu tằm (Moraceae) 10 53 2,52

9. Họ Cói (Cyperaceae) 14 52 2,47

Hệ động vật

- Khu hệ động vật có xương sống ở Cúc Phương cũng rất phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra năm 2001 đã thống kê được: 89 loài thú, 307 loài chim, 67 loài bò sát, 43 loài ếch nhái, 65 loài cá [21], [36].

- Khu hệ động vật không xương sống Cúc Phương lại càng phong phú và đa dạng. Trong giai đoạn từ 2000-2006 đã thu thập được khoảng 7.400 mẫu động vật không xương sống bao gồm 1.670 loài và dạng loài côn trùng, 14 loài giáp xác, 18 loài và dạng loài đa túc, 16 loài hình nhện, 52 loài và dạng loài giun đốt, 129 loài và dạng loài nhuyễn thể và rất nhiều loài động vật bậc thấp khác [21], [36], [37], [38], [39].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 36 - 38)