Đa dạng thành phần các loài lưỡng cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5 Khu hệ lưỡng cư CúcPhương

3.5.1 Đa dạng thành phần các loài lưỡng cư

Năm 1971, Lê Hiền Hào công bố danh lục đầu tiên (và cũng là chính thức duy nhất) về khu hệ lưỡng cư Cúc Phương [32]. Trong đó thống kê được 16 lồi thuộc 5 họ, 1 bộ.

Sau khi tập hợp các kết quả nghiên cứu thu thập mẫu vật của bản thân tác giả và cộng sự ở Vườn Quốc gia Cúc Phương và một số kết quả từ những nghiên cứu nhỏ lẻ ngắn ngày của một số chuyên gia khác, chúng tơi đã thống kê được tổng số lồi lưỡng cư ghi nhận hiện nay ở Cúc Phương là 46 loài thuộc 18 giống, 6 họ, 1 bộ (chi tiết xem Danh lục lưỡng cư ở Phụ lục 5, phần Phụ lục).

Thành phần và phân bổ các lồi trong từng nhóm được tóm tắt trong Bảng 3.11 dưới đây.

Bảng 3.11 Cấu trúc thành phần loài của khu hệ lưỡng cư ở Cúc Phương

Số TT Họ Giống Loài

Tên Việt Nam Tên Latin Số giống Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %

I BỘ KHÔNG ĐUÔI ANURA

1. HỌ CÓC BÙN MEGOPHRYIDAE 4 22,22 5 10,86

2. HỌ CÓC BUFONIDAE 1 5,55 3 6,52

3. HỌ NHÁI BÉN HYLIDAE 1 5,55 1 2,17

4. HỌ ẾCH NHÁI RANIDAE 5 27,77 13 28,26

5. HỌ ẾCH CÂY RHACOPHORIDAE 4 22,22 15 32,60

6. HỌ NHÁI BẦU MICROHYLIDAE 3 16,66 9 19,56

Tổng cộng

6 18 100 46 100

Đa dạng về các taxon

Nhìn vào Bảng 3.11 trên cho thấy, trong 6 họ lưỡng cư có ở Cúc Phương, xét về đa dạng các taxon thì họ Ếch cây (với 15 lồi chiếm 32,6% tổng số loài; 4 giống chiếm 22,22% tổng số giống lưỡng cư) và họ Ếch nhái (với 13 loài chiếm 28,26% tổng số loài; 5 giống chiếm 27,77% tổng số giống lưỡng cư) là hai họ có số lượng đơng đảo nhất. Sau đó là họ Nhái bầu với 9 loài chiếm 19,56% tổng số loài; 3 giống

chiếm 16,66% tổng số giống. Tiếp theo là họ Cóc bùn với 5 lồi chiếm 10,96% tổng số loài; 4 giống chiếm 22,22% tổng số giống.

Hai họ cịn lại có số lồi ít nhất là họ Nhái bén (1 lồi) và họ Cóc (3 lồi thuộc 1 giống). Biểu đồ minh họa ở Hình 3.10 dưới đây cho ta thấy rõ hơn sự khơng đồng đều này. HỌ CĨC 7% HỌ NHÁI BÉN 2% HỌ ẾCH NHÁI 27% HỌ CÓC BÙN 11% HỌ NHÁI BẦU 20% HỌ ẾCH CÂY 33%

Hình 3.10 Biểu đồ so sánh tỷ trọng thành phần lồi lưỡng cư ở Cúc Phương

Như vậy, trung bình mỗi mỗi họ có 7,66 lồi và mỗi giống có 2,55 lồi. Các chỉ số này cho thấy, sự đa dạng về các taxon của khu hệ lưỡng cư Cúc Phương là rất cao.

So sánh mức độ đa dạng sinh học của khu hệ Lưỡng cư Cúc Phương với một số khu vực khác được đánh giá là có mức đa dạng sinh học hàng đầu ở Việt Nam

Để thấy được mức độ đa dạng và phong phú về thành phần loài của khu hệ lưỡng cư Cúc Phương chúng tôi đã lựa chọn và so sánh với khu hệ lưỡng cư của 5 khu bảo vệ khác được đầu tư nghiên cứu tương đối toàn diện trong thời gian gần đây.

Bảng 3.12 dưới đây cung cấp một cái nhìn tồn diện hơn về mức độ đa dạng sinh học của khu hệ lưỡng cư Cúc Phương so với một số khu vực khác được đánh giá là có mức đa dạng sinh học cao ở Việt Nam.

Bảng 3.12 So sánh mức độ đa dạng sinh học của khu hệ Lưỡng cư Cúc Phương với một số khu vực khác ở Việt Nam

Tên khu được bảo vệ

(Vườn Quốc gia)

Tính đa dạng sinh học

(Số lượng các Taxon) Mật độ (Loài/ 1000ha)

Nguồn tài liệu1 Bộ Họ Giống Loài đã ghi nhận

Chính thức Tạm thời Tổng số % so với Việt Nam Cúc Phương 1 6 17 46 0 46 28,39 2,07 1 Pù Mát 1 7 13 22 0 22 13,58 0,24 2 Phong Nha - Kẻ Bàng 1 7 12 32 1 32 19,75 0,37 3 Bạch Mã 1 5 8 21 0 21 12,96 0,95 4 Cát Tiên 1 4 16 30 11 41 25,30 0,55 5 Việt Nam 162 100 6

1: Chú về nguồn tài liệu

1: Số liệu của tác giả và cộng sự Vườn Quốc gia Cúc Phương (2007). 2: Danh lục của Vườn Quốc gia Pù Mát và Đặng Công Oanh (2004). 3: Danh lục của Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2006). 4: Danh lục của Vườn Quốc gia Bạch Mã (2006).

5: Danh lục của Vườn Quốc gia Cát Tiên (2006).

6: Danh lục của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005).

Nhìn vào Bảng 3.12 ta thấy, với 46 loài, so sánh với 162 loài lưỡng cư đã biết của cả nước (Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (2005) [54], khu hê ̣ lưỡng cư Cúc Phương chiếm 28,39% số loài trong khu hệ lưỡng cư đã biết ở Việt Nam.

Nhìn vào Bảng 3.1 và Hình 3.3 phía trên cho thấy về mặt diện tích, Vườn Quốc gia Cúc Phương (22.200ha) và Bạch Mã (20.030ha) thuộc hàng nhỏ nhất; tiếp theo là Cát Tiên (73.878ha); Phong Nha-Kẻ Bàng (85.751ha) và Pù Mát lớn nhất (91.113ha) trong 5 khu so sánh.

Về mặt đa dạng các taxon lưỡng cư, mức độ chênh lệch số lượng các taxon giữa các khu vực là rất lớn (Bảng 3.12).

Sự đa dạng về thành phần loài ở Cúc Phương là cao nhất (46 loài, 17 giống, 6 họ, 1 bộ) cao gấp từ 1,5 đến 2 lần so với số lồi lưỡng cư ở các khu cịn lại.

Đứng thứ hai về số lượng loài là Cát Tiên (41 loài, 16 giống, 4 họ, 1 bộ), sau đó đến Phong Nha-Kẻ Bàng (32 loài, 12 giống, 7 họ, 1 bộ). Có số lồi ít hơn cả là Bạch Mã (21 loài, 8 giống, 5 họ, 1 bộ) và Pù Mát (22 loài, 13 giống, 7 họ, 1 bộ). Biểu đồ sau sẽ cho ta thấy rõ hơn sự so sánh này.

46 22 32 21 41 162 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Cúc Phương Pù Mát Phong Nha_Kẻ Bàng

Bch Mã Cát Tiên Việt Nam Số lồi

Hình 3.11 Biểu đồ so sánh số lồi lưỡng cư đã ghi nhận ở một số khu vực của Việt Nam

Mặc dù số lượng loài lưỡng cư của Cúc Phương cao nhất trong 5 khu so sánh nhưng có một điểm khác biệt của khu hệ lưỡng cư Cúc Phương với Bạch Mã và Pù Mát và Phong Nha-Kẻ Bàng là ở đây thiếu vắng những đại diện của lưỡng cư phân bố ở đai cao như: Cóc tía Bombina maxima (có ở Phong Nha-Kẻ Bàng), Ếch gai sần

Paa verrucospinosa, Ếch bám đá Rana ricketti, Chàng Andecson Rana andersoni (có ở Bạch Mã) và Ếch xanh Rana livida, Ếch bám đá Amolops cremnobatus hay Ếch vạch Paa microlineata (có ở Pù Mát).

Từ Bảng 3.12 và Hình 3.2 minh họa phía trên cho thấy, về mật độ loài lưỡng cư trên một đơn vị diện tích thì Cúc Phương có mật độ cao nhất (2,07 lồi/1.000ha,

cao gấp từ 2 đến 9 lần những khu còn lại). Tiếp theo là Bạch Mã (0,95 loài/1.000ha), Cát Tiên (0,55 loài/1.000ha), Phong Nha-Kẻ Bàng (0,37 loài/1.000ha) và cuối cùng là Pù Mát (0,24 loài/1.000ha).

Các so sánh này cho thấy, Cúc Phương tuy có diện tích nhỏ nhưng lại có mức đa dạng và mật độ các loài của khu hệ lưỡng cư cao nhất so với các khu còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)