Lược sử nghiên cứu động vật ở CúcPhương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Lược sử nghiên cứu động vật ở CúcPhương

Với những đặc điểm lịch sử, chính trị và kinh tế xã hội có thể sơ bộ chia ra lịch sử nghiên cứu động vật ở Cúc Phương ra ba 3 thời kỳ: trước 1962; từ 1962- 1986 và từ 1987 đến nay. Dưới đây là tóm tắt khái quát quá trình nghiên cứu như sau:

Trước khi thành lập Vườn Quốc gia Cúc Phương, (từ năm 1962 trở về trước) hầu như khơng có hoạt động nghiên cứu nào được tiến hành tại đây cho đến khi Đội Điều tra rừng của Ty Lâm nghiệp Ninh Bình phát hiện về tính nguyên sinh của khu rừng dẫn đến việc xúc tiến xây dựng khu rừng Cúc Phương trở thành một cơ sở nghiên cứu khoa học về động thực vật và lâm học nhiệt đới [65].

Ngay sau khi thành lập (năm 1962), Vườn Quốc gia Cúc phương đã tiến hành các nghiên cứu điều tra cơ bản về khu hệ động thực vật nhằm góp phần nghiên cứu bảo vệ. Năm 1964, Trạm Nghiên cứu rừng Cúc Phương được thành lập với hơn 30 cán bộ nhân viên và đã có một số chương trình nghiên cứu ban đầu. Trong thời gian từ 1964-1968, Trạm này đã tiến hành một số điều tra về phân loại thực vật, động vật. Nhưng nhìn chung, chỉ chủ yếu tập trung vào điều tra phân loại về thực vật và thảm thực vật, còn nghiên cứu động vật do còn thiếu phương tiện tài liệu và chun gia nên hầu như chưa có gì [65].

Đến năm 1969, Phân viện Nghiên cứu Cúc Phương ra đời với nhiều cán bộ chuyên gia về các lĩnh vực. Phân viện đã tiến hành nghiên cứu một cách quy mô về các lĩnh vực như: phân loại thực vật, thảm thực vật, địa thực vật, tăng trưởng cây rừng, động vật, cơn trùng, khí hậu thủy văn, sinh lý thực vật, thổ nhưỡng, phân loại đất. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh ngày càng ác liệt, việc phối hợp nghiên cứu với các nước xã hội chủ nghĩa gặp nhiều khó khăn, hơn nữa điều kiện kinh tế phục vụ cho công tác nghiên cứu không đáp ứng đủ nên đến năm 1972, Phân viện này phải giải thể và tổ chức lại thành một Trạm nghiên cứu nhỏ với 35 cán bộ nhân viên làm nghiên cứu khoa học với kinh phí hạn chế và hoạt động bị thu hẹp [65].

Ra đời và tồn tại trong một một thời gian ngắn ngủi với những bước thăng trầm nhưng giai đoạn này các cơ sở nghiên cứu trên cũng thu được một số kết quả

quan trọng, đặc biệt là về khu hệ thực vật. Riêng đối với động vật nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phần thú và chim nhưng vẫn cịn hết sức hạn chế. Cịn các nhóm khác như bị sát ếch nhái, và cá mới chỉ ghi nhận rất sơ sài. Đáng kể nhất trong giai đoạn này (Lê Hiền Hào,1971) có bài viết công bố trên tập san Sinh vật-Địa học: “Kết quả bước đầu nghiên cứu về Động vật giới ở Cúc Phương” (chỉ đề cập đến các nhóm động vật bậc cao), trong đó đã thống kê được 251 lồi động vật có xương sống, bao gồm: 64 loài thú, 137 lồi chim, 33 lồi bị sát, 16 lồi lưỡng cư, và 1 loài cá [32].

Thời kỳ tiếp theo từ năm 1976-1986, sau khi giải thể Phân viện nghiên cứu là thời kỳ có nhiều khó khăn về mặt kinh tế nên hầu hết các hoạt động nghiên cứu động vật bị ngừng trệ chỉ cịn duy trì việc tổ chức chăn ni thuần dưỡng một số loại thú như Hươu sao, Nai, Gấu ngựa phục vụ cho mục đích tham quan du lịch [65].

Thời kỳ từ 1987 đến nay là thời kỳ thuận lợi có sự quan tâm của Nhà nước và sự hỗ trợ của nhiều tổ chức bảo tồn quốc tế, nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về động vật nói riêng ở Vườn đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Trong những năm gần đây, các chương trình hợp tác quốc tế về nghiên cứu bảo tồn các loài động vật quý hiếm rất phát triển. Vườn đã xây dựng được Trung tâm Cứu hộ các loài Linh trưởng quý hiếm, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Cầy vằn, Trung tâm Cứu hộ và Nghiên cứu Sinh thái các loài Rùa, Trại Thuần dưỡng động vật như Hươu, Nai, Nhím, Đon, Cơng, Gà lơi...vv [65], [28], [30].

Riêng các hoạt động nghiên cứu cơ bản về khu hệ động vật tuy không được tổ chức nghiên cứu một cách quy mô lớn và tập trung với sự tham gia của nhiều người như thời kỳ bắt đầu thành lập, song được tiến hành bằng những chương trình và đề tài nhỏ, cụ thể và sau đó được nỗ lực thường xuyên bổ sung cập nhật khi có cơ hội ở ngồi hiện trường. Do vậy, hoạt động nghiên cứu khu hệ động vật ở thời kỳ này dù chỉ được triển khai ở quy mơ nhỏ với ít người tham gia nhưng lại rất hiệu quả và đã thu được những kết quả rất tốt.

Từ 1998 đến nay, đã có một số chương trình nghiên cứu bảo tồn một số lồi nguy cấp hay nhóm động vật nhỏ được sự tham gia, hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài và tổ chức quốc tế như: Nghiên cứu Bảo tồn và Cứu hộ các loài Linh trưởng quý hiếm hợp tác với Hội Động vật học Frankfurt (Frankfurt Zoological Society) của Đức; Nghiên cứu Dơi phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (Fauna and Flora International) của Anh quốc và với Bảo tàng Hoàng gia Ontario (Royal Ontario Museum) của Canada; Nghiên cứu và Bảo tồn Cầy vằn và Tê tê với kinh phí qun góp từ các nguồn nhỏ của quốc tế; Nghiên cứu và Bảo tồn Rùa cạn và Rùa nước ngọt với Hội Bảo tồn Thiên nhiên hoang dã (Wildlife Conservation Society) của Hoa Kỳ; và Nghiên cứu chăn ni Hươu sao, Nai, Nhím, Cơng, Gà lôi; hay các nghiên cứu điều tra cơ bản, thu thập bổ sung tiêu bản, danh lục…từ nguồn kinh phí do Nhà nước cấp đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần tích cực vào cơng tác bảo tồn nói chung và nghiên cứu khu hệ động vật nói riêng của Vườn Quốc gia Cúc Phương [65], [28], [26], [29].

Chỉ trong một thời gian ngắn từ 1998 đến 2001, về khu hệ động vật có xương sống đã ghi nhận bổ sung thêm được 25 loài thú, 170 lồi chim, 31 lồi bị sát, 26 loài lưỡng cư và 64 loài cá từ các nghiên cứu nhỏ lẻ. Nâng hơn gấp đơi tổng số lồi đã biết. Đến năm 2001, thống kê sơ bộ số loài đã được ghi nhận lên tới 583 lồi động vật có xương sống; cụ thể đã ghi nhận được: 89 loài thú, 307 loài chim, 67 lồi bị sát, 43 lồi lưỡng cư và 65 loài cá [39], [40], [65].

Khơng dừng lại ở đó, từ 2001 đến nay, con số này vẫn tiếp tục tăng lên từng ngày do có những nghiên cứu phát hiện bổ sung và đang chờ xử lý định loại để thống kê chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 25 - 28)