Phân bố của các loài lưỡng cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 91 - 92)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5 Khu hệ lưỡng cư CúcPhương

3.5.2 Phân bố của các loài lưỡng cư

Căn cứ vào kết quả điều tra về phân bố tập hợp trong Phụ lục 5 chúng tôi thấy tuỳ từng dạng sinh cảnh mà mật độ cũng như số lượng phân bố của các loài lưỡng cư có sự khác nhau như sau:

Rừng nguyên sinh

Do diện tích loại sinh cảnh này lớn và hệ thực vật trong khu vực này rất tươi tốt, có sự đa dạng nhất về thành phần các lồi thực vật (vai trị là những sinh vật cơ sở hay sinh vật sản xuất) nên đã kéo theo khu hệ động vật (những sinh vật tiêu thụ) ở đây cũng rất đa dạng.

Đây là nơi tập trung số lượng loài cũng như số lượng cá thể các loài lưỡng cư đơng đảo nhất. Các lồi đại diện của khu vực này như: Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii, Ếch Hatchê Taylorana hascheana, Chàng Mẫu Sơn Rana maosonensis, Cóc mày

bùn Leptolalax pelodytoides, Cóc mày gai mí Megophrys palpralespinosus, Cóc mày núi Opryophryne pachyprotus, Ếch cây vạch Rhacophorus sp1., Ếch cây đỏ

Rhacophorus sp2., Ếch cây xanh Polypedates reiwardtii, Ếch cây hủi Theloderma gordoni, Ếch cây sần Bắc Bộ Theloderma corticale, Nhái bầu trơn Microhyla inornata...

Rừng thứ sinh

Nhìn chung so với khu vực rừng nguyên sinh số lượng lồi ở đây có thấp hơn. Tuy nhiên, tại một số điểm giáp ranh (nơi giao thoa, chuyển tiếp) với rừng

nguyên sinh sự da dạng phong phú về số loài cũng rất cao với sự có mặt của cả những lồi thường chỉ gặp ở rừng nguyên sinh và cả những lồi chỉ thích nghi với dạng sinh cảnh đã ít nhiều bị tác động.

Các loại lưỡng cư trong khu vực này bao gồm Ếch cây xanh đốm

Polypedates dennysii, Ếch cây sần Rhacophorus bisacculus, Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii, Hiu hiu Rana johnsi, Nhái cóc đốm Kalophrynus interlineatus, Nhái bầu

Butlơ Microhyla butleri, Cóc nước Macten Occidozyga martensii, Ếch Hatchê

Taylorana hascheana, Cóc rừng Bufo galeatus, Cóc mày Sa Pa Leptobrachium chapaensis...

Bìa rừng và rừng trồng xen trảng có cây bụi (nương rẫy cũ)

Đây là khu vực có diện tích nhỏ hơn và bị nhiều tác động nên số loài cũng như mật độ cá thể các lồi lưỡng cư ít hơn nhiều so với các dạng sinh cảnh còn lại. Thành phần loài chủ yếu ở khu vực này là một số lồi thích nghi với dạng sinh cảnh đã bị tác động mạnh.

Các loài lưỡng cư thường gặp ở đây là: Nhái bầu But lơ Microhyla butleri, Nhái bầu Hêymôn Microhyla heymonsii, Nhái cốc đốm Kalophrynus interlineatus,

Ễnh ương Kaloula pulchra, Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax...

Khu vực ở và đất nơng nghiệp

Thành phần lồi lưỡng cư ở đây rất nghèo nàn, chiếm số lượng ít nhất. Chỉ gặp một số lồi thơng thường thích nghi sống gần khu dân cư, sinh cảnh đồng ruộng như: Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosa, Chàng Đài Bắc Rana taipehensis, Chẫu Rana guentheri, Cóc nhà Bufo melanostistus, Ngóe Limnonectes limnocharis, Ếch

cây mép trắng Polypedates leucomystax, Nhái bầu vân Microhyla pulchra...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa đạng sinh học khu hệ động vật có xương sống nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài động vật quan trọng tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình​ (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)