Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng tham gia hoạt động chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 86)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng tham gia hoạt động chuẩn

các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

* Mục đích

Để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thì nhân tố quan trọng đầu tiên đó là nhận thức của các chủ thể tiến hành hoạt động này. Nếu các chủ thể hoạt động có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ trong quá trình phát triển hình thành nhân cách của trẻ, thì hoạt động chuẩn bị cho trẻ mới có thể phát huy được sức mạnh tổng hợp từ tất cả các lực lượng liên quan.

Thực tiễn cho thấy, nhận thức của các chủ thể ở các trường MN trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh về vấn đề này thời gian qua còn nhiều hạn chế. Đội ngũ GV chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ. Một số GV chưa phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của họ trong việc chuẩn bị. Điều này được thể hiện thông qua thái độ lao động chưa thật tận tụy, lối sống đâu đó thiếu tính chuẩn mực, số ít GV chưa thể hiện tốt tình yêu thương với trẻ và trách nhiệm lớn của “người mẹ thứ hai” để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cùng với đó, nhận thức của PHHS về vai trò của chuẩn bị cho trẻ còn rất nhiều hạn chế, thậm chí có phụ huynh coi đây là nhiệm vụ của nhà trường. Do đó, trong hoạt động thực tiễn, dường như phó mặc cho nhà trường mà không hề có một sự liên hệ, trao đổi, phối hợp nào để giáo dục, rèn luyện con cái.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần làm cho mọi người hiểu được vai trò của việc trang bị cho trẻ 5-6 tuổi cần thiết, giúp trẻ ý thức tốt về bản thân, thích nghi tốt với môi trường xã hội, tự tin để có thể hòa nhập với xã hội và xa hơn là hòa nhập với sự phát triển của thế giới, định hướng trẻ cần thiết để từng bước phát triển cả đức - trí - thể - mỹ.

Một là, các chủ thể quản lý cần làm tốt công tác quán triệt, phổ biến các nội dung có liên quan đến chuẩn bị cho trẻ.

Muốn thực hiện tốt điều này, trước hết phải tăng cường giáo dục cho mọi lực lượng trong nhà trường về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một, đảm bảo sự sự đồng thuận, nhất trí về mục tiêu, yêu cầu, các kỳ vọng đạt được. Theo đó, chủ thể quản lý ở các trường MN cần triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, thông tư, quy định về chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi tới đội ngũ GV và các lực lượng liên quan. Theo đó, thường xuyên quán triệt tinh thần công văn số 463/BGDĐT-GDTX “về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX” của Bộ GD&ĐT; Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục MN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009; văn bản 01/VBHN-BGDĐT, Thông tư ban hành chương trình giáo dục MN ngày 7/1/2017 của bộ GD&ĐT;… qua đó thống nhất nhận thức cho các lực lượng tham gia trong và ngoài nhà trường.

Phải xác định rõ trong tập thể sư phạm, công tác chuẩn bị cho trẻ là một công tác của nhà trường, của các lực lượng giáo dục nhằm xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo các lực lượng giáo dục thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị một cách có hệ thống, đồng bộ, bảo đảm sự phát triển đồng tâm từ lứa tuổi nhà trẻ đến mẫu giáo lớn để tránh chồng chéo về nội dung, vừa lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách tự nhiên, dựa trên nhu cầu hứng thú của trẻ.

Hai là, các chủ thể quản lý cần phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của GV, học sinh, PHHS và các tổ chức xã hội về chuẩn bị cho trẻ.

Cần tăng cường hiệu quả việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách báo, tạp chí, ti vi, radio để làm công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho các lực lượng tham gia. Hàng tuần, thông qua truyền thành nội bộ tuyên truyền nói rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ trong giai đoạn hiện nay; tổ chức giới thiệu những trang Web hay, có nội dung liên quan đến việc tham gia chuẩn bị cho trẻ; trang bị tài liệu, tạp chí, sách báo phục vụ công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một; tuyên truyền và nhân rộng một số mô hình, cách làm hay về chuẩn bị cho trẻ MN để GV học tập, noi theo.

Cùng với đó, phát huy đặc thù của khối MN đó là tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh hàng ngày trong giờ đón trả trẻ. CBQL phải thường xuyên chỉ đạo các GV tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nắm tình hình trẻ, mức độ tiến bộ của trẻ trong việc đáp ứng Chuẩn trẻ 5 tuổi; phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của các loại biển, bảng tại mỗi cửa lớp để thông tin đến PHHS về các cách thức, phương pháp nhằm chuẩn bị cho trẻ. Thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình của trẻ, GV và CBQL nhà trường cần nhắc nhở gia đình phối hợp cùng nhà trường cho trẻ mọi lúc, mọi nơi để tạo thành thói quen, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.

Thường xuyên lồng ghép nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻ tới các CBQL, GV thông qua các cuộc vận động và các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Nhà trường văn hóa - nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức hội thảo, chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về công tác chuẩn bị cho CBQL, GV. Trong khả năng cho phép, mời chuyên gia từ Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm Thái Nguyên, Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh,… đến trường bồi dưỡng cho các lực lượng có liên quan về nội dung, phương pháp, kinh nghiệm thực hiện công tác chuẩn bị cho trẻ. Cùng với đó, phát động các cuộc thi đua nhân các ngày lễ lớn trong năm, tổ chức các buổi lễ hội chu đáo, trang trọng và ấn tượng, qua đó tạo điều kiện để trẻ được thực hành, tham gia trải nghiệm, học tập để trẻ được chia sẻ, thực hành hợp tác với người khác, nhen lên những tình cảm gắn bó, yêu thương với trường, lớp, với gia đình, thầy cô và bạn bè xung quanh mình.

Tổ chức cho các thầy cô và đại diện các tổ chức đoàn thể đi tham quan, giao lưu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình, những mô hình giáo dục KNS hay, sáng tạo, thiết thực;… để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung, hình thức, biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi cho phù hợp với đơn vị mình.

Tăng cường hơn nữa các biện pháp kích thích, động viên về tinh thần để các lực lượng tích cực tìm hiểu và có những hoạt động nhằm chuẩn bị cho học sinh. Tổ chức các hội nghị tuyên dương, khen thưởng những gia đình văn hóa tiêu biểu. Chủ động

tham mưu, phối hợp với Hội phụ nữ, Hội khuyến học của xã, huyện, các trung tâm dạy KNS trên địa bàn Huyện để tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, hướng dẫn cách nuôi dạy con cái trong gia đình, hoặc cách giải quyết những tình huống khó xử xảy ra giữa người lớn và trẻ em hàng này; triển khai sâu, rộng, thực chất phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, từ đó huy động và phát huy được vai trò của gia đình trong chăm sóc, giáo dục con cái nói chung, chuẩn bị nói riêng cho trẻ.

* Điều kiện thực hiện

Nội dung, tài liệu tuyên truyền phải được chuẩn bị chu đáo từ trước, bảo đảm ngắn gọn, súc tích, phù hợp với trình độ nhận thức của mọi thành viên trong cộng đồng.

Nội dung các bản tin, hình ảnh, pano, khẩu hiệu tuyên truyền phải dễ nhớ, dễ hiểu và gây được ấn tượng, được đặt ở những nơi dễ quan sát như: Bảng tin của nhà trường, bảng tin của các lớp, tường lớp học...

Công tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 86)