Khái niệm quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non

1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường

1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non non

Theo Từ điển tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [39, tr.772]. Như vậy, quản lý là một loại hình hoạt động đặc biệt, một quá trình tác động qua lại giữa người và người. Nó vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật trong huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện kế hoạch và mục tiêu đề ra.

Thống nhất với cách hiểu này, tác giả quan niệm: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đề ra. Quá trình tác động này luôn phải gắn sát với lĩnh vực hoạt động và bảo đảm thực hiện được các chức năng vốn có của công tác quản lý là: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá kết quả đạt được.

Quản lý ở các trường MN với tư cách là một bộ phận nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng vì thế được hiểu là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, GV để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

Để hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một được thực hiện tốt, trường MN phải đặc biệt quan tâm đến hiệu quả của công tác quản lý. Nói như vậy, có nghĩa là quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN là một dạng hoạt động của công tác quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Nó được hiểu là sự tác động của chủ thể đến khách thể, đối tượng quản lý trong hoạt động giáo dục. Ở đó diễn ra các hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực; các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục MN, nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại, ổn định và phát triển của giáo dục nói chung và chuẩn bị các yếu tố cần thiết giúp trẻ tự tin bước vào cấp học mới, đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục ở bậc học MN nói riêng.

Trên cơ sở sự phân tích này, cho phép tác giả quan niệm: Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN là tổng thể các tác động có hướng đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến mọi lực lượng tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi, hướng đến mục tiêu nhằm bảo đảm sẵn có các điều kiện cần thiết về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm và các KNXH giúp trẻ 5-6 tuổicó đầy đủ hành trang trước khi bước vào lớp Một.

Quan niệm này chỉ rõ các vấn đề:

Một là, mục đích của công tác quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN là nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao thể lực, trí tuệ, trình độ nhận thức, phát triển ngôn ngữ, củng cố, rèn luyện hành động đúng chuẩn mực xã hội, PTTC và hình thành các KNXH cơ bản, từ đó tạo nên ở trẻ em thái độ và khả năng thích ứng nhanh, xử lý đúng những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và điều hòa các mối quan hệ xung quanh mình.

Hai là, chủ thể thực hiện quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể xã hội, đội ngũ GV.

Ba là, đối tượng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN là tập thể GV, trẻ 5-6 tuổi, gia đình và xã hội. Trong đó, GV chịu sự tác động, điều khiển trực tiếp của chủ thể quản lý, trẻ chịu sự quản lý của chủ thể thông qua đội ngũ GV và các cá nhân khác có liên quan như đội ngũ y tế học đường, lực lượng làm công tác nấu ăn, vệ sinh; gia đình và xã hội phải phối hợp với nhà trường trong chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một.

Bốn là, cách thức, biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa giáo dục, thuyết phục, định hướng, hướng dẫn, lẫn các quy định, chế tài cụ thể đối với các chủ thể tham gia quá trình chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một. Có thể thông qua hoạt động trải nghiệm (Trẻ thường xuyên trải nghiệm, hoặc thông qua giao việc giúp trẻ phát triển kỹ năng hợp tác; thông qua các hoạt động nghệ thuật như múa, vẽ, đàn, hát...; giải quyết tình huống giúp trẻ làm quen dần với các khó khăn và vướng mắc hàng ngày, từ đó trẻ thêm tự tin; thông qua nêu gương, khen ngợi để động viên, khích lệ trẻ sống tốt hơn và vui vẻ hơn; thông qua làm mẫu để giúp trẻ bắt chước học tập theo, hoặc làm theo chỉ dẫn; thông qua trò chuyện, đàm thoại để khơi gợi trí tưởng tượng cũng như các xúc cảm tích cực ở trẻ, để trẻ biết chia sẻ, tôn trọng người khác; giảng giải để giúp trẻ giải quyết được mọi khúc mắc, nghi ngờ của bản thân và biết lăng nghe người khác; thông qua trò chơi để giúp tinh thần trẻ thoải mái và vui vẻ hơn;…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)