Bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 97)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở

3.2.5. Bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp

một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

* Mục đích

Việc bảo đảm các cơ sở vật chất như đồ dùng, đồ chơi, học cụ, phương tiện khác cả về số lượng, chất lượng, phù hợp về kích thước, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, an toàn, xanh - sạch - đẹp, tận dụng tối đa diện tích để có đầy đủ các phòng chức năng, sân chơi nhằm giúp trẻ có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội giúp trẻ nảy sinh được ý

tưởng học, ý tưởng chơi, khám phá nhiều điều mới lạ trong cuộc sống, giúp trẻ bộ lộ hết khả năng của mình và giải quyết quan hệ với những người xung quanh.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Đầu tư xây dựng phòng học, phòng giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, nhà bếp và nhà kho; mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu và thiết bị đồ chơi ngoài trời.

Xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng sẵn có trên thị trường và những đồ dùng học cụ tự tạo có hiệu quả. Tổ trưởng tổ chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp 5 tuổi có trách nhiệm tham mưu với ban giám hiệu, mua sắm đồ dùng, học cụ, tài liệu phù hợp với các hoạt động chuẩn bị cho trẻ. Trên cơ sở đó nhà trường xây dựng kế hoạch thanh lý vật chất hư hỏng, tiến hành mua mới, bổ sung, đồ dùng học cụ, tài liệu phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một còn thiếu.

Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa, kêu gọi sự hỗ trợ, tài trợ của các bậc phụ huynh và các tổ chức xã hội, tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền đầu tư cơ sở vật chất, tu sửa, xây mới đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh; quy hoạch sửa chữa sân chơi, bãi tập, bồn hoa, cây cảnh, trồng mới cây xanh bóng mát, tham mưu mở rộng diện tích đất xây dựng trường, lớp học đáp ứng yêu cầu giáo dục MN và nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia.

Có kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng với những trang thiết bị điện tử, trang thiết bị đắt tiền. Nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn đồ dùng học cụ cho GV và trẻ, vệ sinh đồ dùng đồ chơi, học cụ thường xuyên. Để trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi… được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả cần bồi dưỡng cách sử dụng, bảo quản các trang thiết bị đồ dùng. Tập huấn cho GV cách hướng dẫn sử dụng các bài tập trên học cụ qua đó giúp trẻ thực hiện những kỹ năng chuẩn khi thao tác với các học cụ. Tránh tình trạng đầy đủ cơ sở vật chất nhưng GV không biết cách hướng dẫn, sử dụng học cụ gây lãng phí và thiệt thòi cho trẻ.

Quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng, bảo quản các loại tài liệu, trang thiết bị của nhà trường bảo đảm sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả, tiết kiệm, an toàn. Có sổ sách, kế toán rõ ràng, đầy đủ để theo dõi, tổng hợp tình hình. Trực tiếp giao cho

cá nhân, tổ chức có trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng bảo quản các trang thiết bị để lấy làm cơ sở quy trách nhiệm khi có mất mát, hư hỏng, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”.

* Điều kiện thực hiện

Huy động xã hội hóa giáo dục, đánh giá sát, đúng tiềm năng xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường nói chung, trong xây dựng cơ sở vật chất cho việc tổ chức chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một. Bên cạnh đó, cần phải có sự quan tâm từ các cấp chính quyền đối với ngành giáo dục MN Huyện, đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất cho trẻ 5-6 tuổi.

Mỗi GV phải luôn nêu cao trách nhiệm, tự giác tìm hiểu, học tập, phát huy tác dụng, công năng của các cơ sở vật chất hiện có. Đồng thời, chủ động sáng tạo những đồ chơi, học cụ để phục vụ cho giáo dục, chăm sóc, hình thành và phát triển cho trẻ các kỹ năng cần thiết trước khi bước vào bậc học phổ thông.

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

* Mục đích

Kiểm tra, đánh giá, giám sát ở các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh góp phần cung cấp nguồn thông tin hai chiều nhanh nhất để kịp thời điều khiển, điều chỉnh việc chuẩn bị cho trẻ đạt kết quả. Đồng thời, qua đó, CBQL kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó có tác động hỗ trợ GV, học sinh góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học, nhà trường thành lập Tổ công tác phụ trách hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi trong trường do Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm tổ trưởng, tổ trưởng chuyên môn làm tổ phó, các thành viên gồm đại diện Đoàn Thanh niên, GV phụ trách lớp 5 tuổi, cha mẹ học sinh. Tổ công tác có trách nhiệm tham mưu với Ban Giám hiệu, xây dựng kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ lồng ghép trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong sinh hoạt các câu lạc bộ, tham gia các trải nghiệm. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Tổ công tác và của các thành viên trong tổ.

Xây dựng và công khai kế hoạch, tiêu chí kiểm tra, đánh giá tiết dạy có lồng ghép giáo dục các chuyên đề cũng như các câu lạc bộ tổ chức ngay từ đầu năm học để toàn thể cán bộ GV nhà trường biết và phối hợp thực hiện.

Kiểm tra hoạt động của các tổ khối chuyên môn trong việc thống nhất mục tiêu, phương pháp dạy nội dung lồng ghép chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một trong các tiết học, kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn, sự điều hành của tổ trưởng, hồ sơ sổ sách, công tác bồi dưỡng chuyên môn của tổ.

Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV lớp 5 tuổi, cụ thể: kiểm tra kế hoạch công tác; kiểm tra việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ; kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày; kiểm tra hồ sơ sổ sách; việc thực hiện quy chế chuyên môn; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra việc thực hiện tiến độ, mức độ tiến bộ trong nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ; sự phối kết hợp giữa GV và gia đình trẻ. Để làm tốt điều này, cần phối hợp các hình thức kiểm tra hoạt động chuẩn bị thông qua thăm lớp, dự giờ, khảo sát học sinh, kiểm tra hồ sơ giáo án, kiểm tra đột xuất hoặc báo trước,… tạo tâm lý sẵn sàng, thoải mái cho mỗi cán bộ GV khi được kiểm tra. Qua kiểm tra, đánh giá, giám sát, chỉ rõ cho GV, học sinh những mặt mạnh, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, đề xuất cách tháo gỡ.

Đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra theo hướng xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa người kiểm tra và người được kiểm tra. Thái độ kiểm tra trên tinh thần hợp tác, thân thiện, giúp đỡ để cùng hướng tới sự tiến bộ. Đặc biệt là nêu cao vấn đề tự đánh giá của GV. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, GV trong trường thường xuyên giám sát quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện ra những thiếu sót hoặc không phù hợp với các tiêu chí đánh giá để kịp thời điều chỉnh. Người CBQL cũng cần tự rút kinh nghiệm để điều hành công tác quản lý đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

* Điều kiện thực hiện

Dựa trên các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh, Phòng GD&ĐT huyện Quế Võ hàng năm, kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm của nhà trường và mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục MN.

Việc kiểm tra phải bảo đảm không gây xáo trộn cho việc thực hiện kế hoạch năm học. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá cần phải bảo đảm trung thực, khách quan, toàn diện, kịp thời khen thưởng, phê bình, rút kinh nghiệm thẳng thắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 97)