Thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 67)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các

trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

2.5.1. Đánh giá thực trạng trên từng nội dung quản lý

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN công lập trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, ngoài việc nghiên cứu các báo cáo, phỏng vấn trực tiếp, tác giả tiến hành điều tra 42 CBQL, GV và PHHS tại 4 trường MN trên địa bàn. Kết quả như sau:

2.5.1.1. Thực trạng về quản lý mục tiêu và kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổivào lớp Mộtở các trường mầm non

Bảng 2.7. Đánh giá về mục tiêu và kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN

TT Nội dung đánh giá Tốt Khá Sơ sài

SL % SL % SL %

1 Xây dựng mục tiêu và kế hoạch cho cả năm học

14 33,33 19 45,29 9 11,38

2 Xây dựng mục tiêu và kế hoạch cho từng tháng

19 45,29 17 40,48 6 10,62

3 Xây dựng mục tiêu và kế hoạch tuần

34 80,95 6 10,62 2 8,83

4 Xây dựng kế hoạch ngày 35 83,33 9 21,43 0 0 5 Xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho

các ngày lễ lớn và các hoạt động ngoại khóa

15 35,7 17 40,48 10 23,82

Phân tích bảng thống kê 2.7 ta có thể đánh giá: Các mục tiêu, kế hoạch càng dài hạn thực hiện càng không tốt, điều này chứng tỏ khả năng hoạch định và tầm nhìn của

CBQL và GV trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh còn nhiều hạn chế. Kế hoạch càng ngắn hạn như kế hoạch tuần và kế hoạch ngày, là kế hoạch thường xuyên thì CBQL, cũng như GV thực hiện tốt hơn. Trong khi, theo thống kê mới chỉ có 33,33% GV được hỏi xây dựng mục tiêu và kế hoạch cả năm học tốt, 45,29% khá, 11,38% còn lại còn sơ sài; 85,77% GV xây dựng mục tiêu và kế hoạch tháng khá và tốt, vẫn còn 10,62% GV xây dựng sơ sài. Tỷ lệ GV xây dựng mục tiêu và kế hoạch cho các ngày lễ lớn và các hoạt động ngoại khóa nhằm chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sơ sài còn khá cao (18,35%). Trong khi đó, đối với kế hoạch tuần và kế hoạch hàng ngày, lần lượt có tới 91,57% và 100% GV thực hiện tốt, khá; chỉ có 8,83% GV thực hiện sơ sài đối với kế hoạch tuần.

Để có thể quản lý tốt được mục tiêu chuẩn bị cho trẻ của GV, Hiệu trưởng các trường đã thường xuyên làm tốt việc phân tích đánh giá thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn tác động; xác định được nguyên nhân của thực trạng hoạt động chuẩn bị cho trẻ của GV; xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho trẻ theo tuần, tháng, năm phù hợp với chủ đề để định hướng cho các bản kế hoạch giáo dục cụ thể của GV trong trường; xác định được các biện pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch chuẩn bị cho trẻ; xây dựng kế hoạch dự trù sử dụng kinh phí và các nguồn lực cần thiết; xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho GV về chuẩn bị cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng như tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực tiễn; xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường MN đối với hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi.

Chia sẻ về vấn đề này, cô Ng.Th.Th, Phó Hiệu trưởng trường MN Phương Liễu cho biết: “Việc xác định các biện pháp thực hiện cho bất cứ hoạt động nào tại trường MN cũng là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi cũng vậy, nếu hiệu trưởng xác định tốt các biện pháp thực hiện kế hoạch chuẩn bị sẽ là cơ sở vững chắc để tất cả GV, cán bộ nhà trường khi tham gia vào sẽ thực hiện theo đúng mục tiêu và chương trình đã xác định, không đi chệch hướng của mục tiêu”.

Như vậy, với tư cách là người có trách nhiệm cao nhất trong công tác quản lý, hiệu trưởng các trường MN đã chỉ đạo xây dựng mục tiêu, kế hoạch một cách khoa

học; kiểm soát chặt chẽ để GV tiến hành cụ thể hóa mục tiêu chuẩn bị cần thiết thông qua các kế hoạch cụ thể, gắn liền với các hoạt động hàng ngày của trẻ bảo đảm vừa sức với trẻ, đủ thời gian, có tính khả thi, gắn sát với các hoạt động của trẻ hàng ngày. Quản lý việc đặt mục tiêu chuẩn bị phù hợp với tiến trình phát triển của trẻ trong năm và trong suốt cả quá trình, các mục tiêu được phân chia theo tháng một cách tương đối về số lượng, không gây áp lực cho cả GV và trẻ. Quản lý duy trì thực hiện nghiêm các mục tiêu chuẩn bị cho trẻ của GV và các lực lượng khác. Trực tiếp hoặc phân công cán bộ phụ trách việc theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện mục tiêu, kế hoạch của GV. Quá trình tổ chức thực hiện, ngoài theo dõi, giám sát, định hướng, hướng dẫn hiệu trưởng đã thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho các lực lượng tham gia chuẩn bị cho trẻ cả về thời gian, vật chất, phương tiện đi kèm.

2.5.1.2. Thực trạng về quản lý chương trình, nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổivào lớp Mộtở các trường mầm non

Việc làm này đã xác định phương hướng, mục tiêu qua đó giúp ra các quyết định về hoạt động chuẩn bị cho trẻ trong trường MN; kịp thời động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ công việc; duy trì, tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung, hình thức của hoạt động chuẩn bị cho trẻ. Đồng thời, điều chỉnh kế hoạch thực hiện và tiến hành tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổivào lớp Một.

Tiến hành khảo sát, điều tra 42 CBQL, GV, PHHS tại các trường, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một của ở các trường MN

TT Nội dung đánh giá

Tốt Khá Sơ sài

SL % SL % SL %

1

Xây dựng nội dung chuẩn bị đúng yêu cầu chung của ngành, phát triển nội dung phù hợp tình hình của địa phương

21 50 17 40,48 4 9,52

2

Đa dạng các hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động chuẩn bị

12 28,57 19 45,2 11 26,23

3

Linh hoạt trong việc lựa chọn biện pháp phù hợp với nội dung chuẩn bị

14 33,33 24 57,15 4 9,52

Phân tích bảng số liệu cho thấy, có đến 90,48% ý kiến được hỏi đánh giá các trường đã làm khá, tốt việc quản lý, xây dựng nội dung chuẩn bị đúng yêu cầu chung của ngành, phát triển nội dung phù hợp tình hình của địa phương, của từng trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. 73,77% ý kiến được hỏi đánh giá các trường đã lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một theo hướng đa dạng, phong phú. Theo đó, ngoài những hoạt động giáo dục tập trung tại trường, các nhà trường còn tăng cường các hình thức khác như: thông qua trải nghiệm, cắm trại, tham quan, giao lưu… để trẻ rèn luyện sức khỏe, được thể hiện tình cảm bản thân, rèn luyện KNS cần thiết, để học tập nâng cao nhận thức, biết gắn mình với môi trường xã hội xung quanh, sống có trách nhiệm hơn, hài hòa hơn với mọi người xung quanh. 94,8% ý kiến được hỏi đánh giá các trường đã làm khá, tốt trong việc lựa chọn biện pháp phù hợp với nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi. Việc chỉ đạo, lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp hợp lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác tổ chức chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi.

2.5.1.3. Thực trạng về tổ chức sử dụng lực lượng chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý lực lượng chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN

TT Nội dung đánh giá

Tốt Khá Sơ sài

SL % SL % SL %

1

Xác định các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ

31 73,8 7 16,67 4 9,53

2

Xác định nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận

trong trường MN tham gia chuẩn bị cho trẻ 30 71,43 7 16,67 5 11,9

3

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuẩn bị

cho trẻ 5-6 tuổi cho GV trường MN 14 33,33 22 52,38 6 14,29

4

Phối kết hợp các lực lượng trong và

ngoài nhà trường để chuẩn bị cho trẻ 11 26,19 15 25,7 16 48,64

Phân tích bảng số liệu cho thấy: Việc xác định các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một và xác định nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận của các chủ thể quản lý tương đối tốt, lần lượt là 90,47% và 88,1%. Tuy nhiên, việc quản lý tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuẩn bị cho GV cũng như phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế. Theo thống kê, vẫn còn tới 14,29% ý kiến đánh giá hiệu trưởng thực hiện sơ sài việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV và có tới 48,64% ý kiến cho rằng việc quản lý phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một còn sơ sài.

Chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một là việc làm khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Quá trình tổ chức thực hiện các lực lượng có liên quan phải tăng cường phối hợp chặt chẽ mới có thể đạt hiệu quả cao. Tuy

nhiên, trên thực tế việc tổ chức, phối hợp các lực lượng này còn rất nhiều hạn chế. Các biện pháp phối kết hợp chưa chặt chẽ, chưa linh hoạt, cách tổ chức còn rườm rà, thiếu trọng tâm, các cá nhân trong các tổ chức ngoài nhà trường chưa thật quan tâm đến vấn đề chuẩn bị cho trẻ, họ cho rằng đây là công việc của nhà trường phải làm, nhất là ở những xã giáp ranh với 2 khu công nghiệp Quế Võ, phụ huynh thường phó mặc cho nhà trường trong giáo dục, chăm sóc trẻ.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, Hiệu trưởng các trường MN cần phải tăng cường chỉ đạo để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuẩn bị cho GV nhiều hơn; phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để chuẩn bị cho trẻ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, quyết định chất lượng của hoạt động này. Kiến thức, kỹ năng chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi cần phải được GV và cán bộ tham gia vào hoạt động này cập nhật và bổ sung thường xuyên, sao cho bản thân những người tham gia trực tiếp vào thực hiện nhiệm vụ phải là những người có kiến thức chuyên sâu, kỹ năng sư phạm và phương pháp chuẩn bị hợp lý, tiên tiến, cập nhật, thiết thực.

Phỏng vấn sâu cô Ng.Th.L, Phó hiệu trưởng trường MN Yên Giả về việc tổ chức nhân sự cho thấy: “Hiện GV còn chưa có đủ trình độ chuyên môn để giáo dục tốt nhất cho trẻ MN, nhất là về các KNS. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này, trong đó nguyên nhân cơ bản thuộc về việc nhà trường ít tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung, phương pháp giáo dục, chuẩn bị mọi mặt cho trẻ cho GV”.

2.5.1.4. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Mộtở các trường mầm non

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN

TT Nội dung đánh giá Tốt Khá Sơ sài

SL % SL % SL %

1

Thường xuyên quan tâm, chăm lo, chỉ đạo bổ sung các loại sách báo, tài liệu tham khảo

14 33,33 19 45,29 9 11,38

2

Bảo đảm đủ số và chất lượng các loại tài liệu, sách, báo để tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ

15 35,7 17 40,48 10 23,82

3

Bảo đảm đầy đủ ti vi, âm ly, loa đài, đầu video, đàn, dụng cụ thể thao, dụng cụ phục vụ cho trẻ chơi, đồ dùng học tập

21 50 17 40,48 4 9,52

4

Thường xuyên thống kê, mua sắm bổ sung các thiết bị còn thiếu, thay thế các trang thiết bị đã cũ kỹ, xuống cấp hoặc hư hỏng

7 16,7 23 54,8 12 28,5

5

Động viên, kích thích ý tưởng sáng tạo của GV trong việc tận dụng các phế liệu để làm đồ dùng học tập, phục vụ hiệu quả cho việc chuẩn bị cho trẻ

12 28,57 19 45,2 11 26,23

6

Quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng, bảo quản các loại tài liệu, trang thiết bị của nhà trường bảo đảm sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả, tiết kiệm, an toàn

22 52,4 18 42,9 2 4,7

Phân tích bảng số liệu cho thấy: Các nhà trường cơ bản đã quản lý và sử dụng khá, tốt những cơ sở vật chất hiện có để tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ nói

chung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng như: âm ly, loa đài, đầu video, đàn, máy chiếu, dụng cụ thể thao; (90,48%); bảo đảm đảm đủ số và chất lượng các loại tài liệu, sách, báo về chuẩn bị cho trẻ (80,5%); thực hiện tiết kiệm, cân đối hợp lý nguồn ngân sách được giao hàng năm để mua sắm thêm cơ sở vật chất, tài liệu cho hoạt động, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của hội PHHS, của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, hỗ trợ cho hoạt động. Hàng năm, các trường đều có thống kê số lượng, chất lượng, cân đối nguồn lực để mua sắm bổ sung các thiết bị còn thiếu, thay thế các trang thiết bị đã cũ kỹ, xuống cấp hoặc hư hỏng. Báo cáo của Phòng GD&ĐT Huyện cho thấy: Đến 12/2019, nhiều đơn vị đã tham mưu tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan sư phạm trường học, giảm thiểu điểm trường lẻ: MN Phù Lương, Bồng Lai, Hán Quảng, Đào Viên, Phù Lãng, Ngọc Xá,…

Cùng với đó, trong khả năng nguồn lực hạn chế, nhiều trường đã động viên kích thích ý tưởng sáng tạo của GV trong việc tận dụng các phế liệu để làm đồ dùng học tập, phục vụ hiệu quả cho việc chuẩn bị cho trẻ như trường MN Yên Giả, MN Nhân Hòa, MN Việt Thống. Theo thống kê, có tới 73,77% số người được hỏi đánh giá các trường đã thực hiện khá, tốt nội dung này. Tiến hành phỏng vấn sâu đối với cô giáo Đ.Th.H, Hiệu trưởng trường MN Yên Giả cho thấy: “Trong điều kiện nguồn kinh phí đầu tư hàng năm có hạn, nhà trường đã động viên, khuyến khích GV tận dụng các phế liệu để làm đồ dùng học tập, việc làm này một mặt giảm áp lực lên nguồn ngân sách đầu tư hàng năm, mặt khác kích thích tính sáng tạo của GV, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho công tác giáo dục cho trẻ bảo đảm thiết thực, hiệu quả”.

Bên cạnh đó, các trường cũng đã quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng, bảo quản các loại tài liệu, trang thiết bị bảo đảm sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả, tiết kiệm, an toàn. Có tới 52,4% và 42,9% ý kiến được hỏi đánh giá tốt và khá. Các trường đã phân công cụ thể người phụ trách, giao trách nhiệm cho từng GV trong khai thác, sử dụng, bảo quản. Do vậy, trong trường hợp hỏng hóc, mất mát có cơ sở để quy trách nhiệm đối với từng tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, hiện ở nhiều trường, việc tự tạo các loại đồ dùng học tập đa số là mang tính chất trưng bày, chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng của những đồ dùng, đồ chơi tự tạo chưa cao gây lãng phí công sức và kinh phí. Bên cạnh đó, một số tài liệu về chuẩn bị cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 67)