Thực trạng hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 67)

9. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non

huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

2.4.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

2.4.1.1. Thực trạng xác định và thực hiện mục tiêu chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non

Bảng 2.3. Thực trạng xác định và thực hiện mục tiêu chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Mộtở các trường MN TT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Thực hiện thường xuyên Thực hiện không thường xuyên SL % SL %

1 Xây dựng mục tiêu chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một dựa vào các văn bản của ngành và chương trình giáo dục MN

9 21,4 33 78,56

2 Phân phối mục tiêu chuẩn bị cho trẻ 5-6

tuổi vào lớp Một hợp lý trong cả năm học 14 33,3 28 66,7 3 Xây dựng mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm 15 35,7 27 64,7 4 Xây dựng, khai thác nội dung - hoạt động

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy: đa số các CBQL và GV trên địa bàn Huyện đã xác định được mục tiêu chuẩn bị cho trẻ tương đối hợp lý. Cơ bản việc xác định mục tiêu chuẩn bị cho trẻ là dựa vào chương trình giáo dục, các văn bản của ngành như quy chế chuyên môn, quy chế nuôi dạy trẻ, nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn từng năm học, kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019, 2019 - 2020 của Phòng GD&ĐT Huyện… Phần đa GV mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng các văn bản có tính quy phạm pháp luật còn để sử dụng triệt để hiệu quả thì số lượng này vẫn còn ít. Nguyên nhân chủ yếu là do CBQL, GV còn thiếu kỹ năng đọc hiểu chương trình. Hiện nay, nhiều CBQL và GV xác định mục tiêu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, chưa có thói quen tìm hiểu các văn bản liên quan, đặc biệt là các kết quả mong đợi của từng lĩnh vực trong chương trình giáo dục MN. Cách xây dựng chủ quan dẫn đến chưa quan tâm nhiều đến khả năng, hứng thú, nhu cầu của trẻ, chưa thực sự dựa vào đặc điểm sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo lớn để xây dựng mục tiêu.

Đối với tiêu chí phân phối mục tiêu chuẩn bị hợp lý trong cả năm học bao gồm việc chia số lượng mục tiêu giáo dục và sắp xếp các mục tiêu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo từng tháng trong năm học. Theo đó, mới chỉ có 33,3% thực hiện thường xuyên tiêu chí này, đa số mới chỉ quan tâm đến việc sắp xếp mục tiêu nhưng chưa thực hiện tốt. Nguyên nhân của tình trạng này là do GV chưa định lượng được đầy đủ số lượng mục tiêu trong cả năm học và số lượng mục tiêu trong các tháng, tháng thì quá nhiều kỹ năng, tháng thì quá ít kỹ năng. Rất nhiều CBQL và GV máy móc, phụ thuộc vào chủ đề, chủ điểm nên phân bổ mục tiêu không hợp lý, chỉ quan tâm đến mục tiêu nào phù hợp với chủ đề nào chứ không quan tâm đến việc mục tiêu nào dễ, mục tiêu nào khó. Do vậy, trên thực tế, nhiều khi mục tiêu dễ chưa thực hiện được nhưng vẫn xác định những mục tiêu khó khăn hơn, thiếu tính khả thi.

Đối với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, mới chỉ có 35,7% GV xác định đúng và thực hiện thường xuyên, 64,3% còn lại mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện, nhưng do trình độ hạn chế, kinh nghiệm chuẩn bị cách thức tổ chức hoạt động thiếu linh hoạt, rập khuôn, môi trường tác động, điều kiện bảo đảm về thời gian, vật chất trang bị hạn chế… nên không thường xuyên, hiệu quả xây dựng chưa cao. Chính vì vậy, khi xây dựng nội dung

hoạt động họ mới chỉ có đưa vào nhưng đơn giản và sơ sài gọi là có chứ chưa chú trọng vào việc đa dạng các nội dung hoạt động tạo điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm.

Kết quả này cho thấy, nhận thức của CBQL và GV ở các trường MN về chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một tương đối tốt. Để minh chứng, tác giả đã tiến hành phỏng vấn cô giáo Ph.Th.V.A, GV trường MN Yên Giả và được biết: “Chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là rất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày, nhất là giai đoạn hiện nay, cần chuẩn bị đồng thời cho trẻ để giúp trẻ có được hiểu biết, tương tác với môi trường xung quanh, đem lại cho trẻ sự tự tin, linh hoạt và nhạy bén. Qua đó cũng giúp cho trẻ hoàn thiện về nhân cách và năng lực nhận thức”.

2.4.1.2. Thực trạng thực hiện nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN

TT Những nội dung chuẩn bị cho trẻ

Mức độ đánh giá Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Không sử dụng SL % SL % SL % 1 Chuẩn bị về thể chất 24 57,1 18 42,9 0 0 2 Chuẩn bị về mặt trí tuệ 23 54,76 19 45,24 0 0 3 Chuẩn bị về mặt tâm thế 21 50 21 50 0 0

4 Chuẩn bị về ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ 29 69,05 13 30,95 0 0 5 Chuẩn bị một số KNS cần thiết cho trẻ 27 64,35 13 35,65 0 0

Phân tích số liệu từ bảng thống kê cho thấy, các trường đã thực hiện tương đối đầy đủ các nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một. Trong đó, việc chuẩn bị về ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ và một số KNS cần thiết cho trẻ được đánh giá cao nhất, lần lượt là 69,05% và 64,35%. Khi được phỏng vấn sâu về việc chuẩn bị các KNS cho trẻ 5-6 tuổi, các CBQL và GV đều nhấn mạnh việc chuẩn bị PTTC và các KNXH. Cụ

thể là, chuẩn bị giúp trẻ thể hiện ý thức về bản thân và thể hiện sự tự tin, tự lực do đây là những tình cảm và kỹ năng nổi bật mà hàng ngày trẻ thể hiện rõ nhất và cũng là yêu cầu cần thiết nhất với trẻ 5-6 tuổi. Do vậy, khi được hỏi, phần lớn trẻ nói đúng, rành mạch tên, tuổi, giới tình, tên bố, mẹ; trẻ nói được sở thích của bản thân; biết so sánh mình với các bạn khác trong lớp. Trực tiếp quan sát, cơ bản các trẻ đã biết làm vệ sinh cá nhân, trực nhật, tự chơi; có ý thức cố gắng hoàn thành các công việc đơn giản mà bố, mẹ, cô giáo giao. Trong khi đó, các kỹ năng quan tâm đến môi trường cũng ít được quan tâm thường xuyên hơn. Do vậy, trên thực tế, còn khá nhiều trẻ không biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...); khá nhiều trẻ không biết tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, thường xuyên để thừa thức ăn sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn chiều. Một số trẻ vẫn không thực hiện tốt việc bỏ rác đúng nơi quy định, có trẻ thường xuyên vứt vỏ kẹo, vỏ sữa ra nền nhà,... Do vậy, đây là nội dung cần được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới. Khi được hỏi, cô giáo Ng.Th.M, Hiệu trưởng trường MN Thị trấn cho rằng: “Nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một cần toàn diện hơn, nên chú trọng vào việc xem xét đặc điểm tâm lý, sự phát triển của trẻ, các hoạt động chủ đạo của trẻ để xây dựng nội dung, thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻ phù hợp nhất”.

Phân tích bảng số liệu cũng cho thấy, nội dung chuẩn bị về mặt tâm thế và trí tuệ cho trẻ ít được quan tâm hơn. Các thống kê cho thấy, có tới 50% ý kiến được hỏi thực hiện không thường xuyên nội dung chuẩn bị về mặt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi trước khi bước vào lớp Một; 45,24% thực hiện không thường xuyên việc chuẩn bị về mặt trí tuệ cho trẻ 5-6 tuổi. Do vậy, trên thực tế, còn khá nhiều trẻ chưa thể nhận biết được tầm quan trọng, các yêu cầu cần thiết khi bước vào lớp Một. Thậm chí, còn một số trẻ thiếu tự tin, sợ phải lên lớp Một. Bên cạnh đó, khả năng về mặt trí tuệ của trẻ khi phân tích, so sánh, phán đoán các sự vật hiện tượng trong những trạng thái khác nhau của trẻ cũng còn hạn chế.

2.4.1.3. Thực trạng thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ em 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thực hiệncác hoạt động chuẩn bị cho trẻ em 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN

TT Hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một

Mức độ đánh giá Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Không sử dụng SL % SL % SL %

1 Chuẩn bị thông qua hoạt động giáo dục khám phá xã hội, làm quen tác phẩm văn học

37 88,1 5 11,9 0 0

2 Chuẩn bị thông qua hoạt động học: Hoạt động làm quen với toán, hoạt động khám phá, tạo hình, âm nhạc, làm quen chữ cái, vận động

31 73,8 11 26,2 0 0

3 Hoạt động điểm danh, trò chuyện sáng 25 59,5 17 40,5 0 0

4 Hoạt động ngoài trời 30 71,4 12 28,6 0 0

5 Hoạt động góc 27 64,35 15 35,65 0 0

6 Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh 40 95,24 2 4,76 0 0 7 Các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa,

tham quan, dã ngoại

26 61,9 16 48,1

8 Phối hợp nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi

23 54,76 19 45,24

9 Xây dựng mối quan hệ thống nhất trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi với trường tiểu học

17 40,48 25 59,52

Phân tích số liệu điều tra thực tế cho thấy: Việc chuẩn bị cho trẻ thể hiện rõ nhất trong hoạt động giáo dục giúp trẻ ăn, ngủ, vệ sinh (95,24% ý kiến được hỏi khẳng định sử dụng thường xuyên).Thông qua hoạt động ăn ngủ, trẻ biết tự làm một số việc đơn giản hằng ngày: rửa tay, lau mặt, cách sắp xếp bàn ăn, cách xếp hàng chờ đến lượt, cách lấy cơm canh, cách kê ghế, kê bàn, cách lau bàn, chuẩn bị chỗ ngủ cùng các bạn… Đồng thời, trẻ có thể quản lý thời gian, thể hiện kỹ năng lịch sự trong ăn uống từ tốn,

không đánh, gõ, làm rơi thìa, bát đũa, khi đồ ăn bị rơi rớt thì trẻ biết nhặt gọn vào, không được chọc vào đồ ăn của bạn, biết động viên các bạn ăn uống. Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn khi ngủ, vâng lời người lớn, muốn đi chơi, đi vệ sinh, ra ngoài,... phải xin phép;... Những việc làm hàng ngày này giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp tục củng cố các kiến thức và kỹ năng đã được hình thành trước đó từ khi còn ở lớp nhà trẻ và mẫu giáo bé.

Việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi cũng được thực hiện thường xuyên thông qua khám phá xã hội và làm quen tác phẩm văn học(có 88,1% ý kiến được hỏi khẳng định là có sử dụng). Đây là những hoạt động giúp cho trẻ chủ yếu về giá trị sống và KNS gắn với lứa tuổi. Thông qua hoạt động khám phá xã hội GV dạy trẻ những mối quan hệ trong xã hội (cô - trò, trò - trò, trò - với các thành viên trong gia đình, với hàng xóm,…), các kinh nghiệm ứng xử, cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua các nhân vật, các hình tượng văn học gần gũi đáng yêu trong các tác phẩm văn học, GV sẽ giúp trẻ tiếp thu và học tập theo những nhân vật tốt, tránh xa những nhân vật có hành vi xấu, trên cơ sở đó, trẻ có kỹ năng để làm theo những hành vi tốt mà GV không cần phải giảng giải, giáo điều một cách sáo rỗng cho trẻ nghe; giúp trẻ có khả năng thể hiện sự tự tin khi thực hiện chơi các trò chơi đóng vai trò chủ đề để phát triển trí tuệ có chủ định.

Bên cạnh đó, ở các trường MN trên địa bàn huyện Quế Võ hiện nay, các GV cũng thường sử dụng các hoạt động giáo dục khám phá xã hội, làm quen tác phẩm văn học (81,1%). Thông qua đó, giúp trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác; biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ, thích, ghét nhân vật trong tác phẩm. Cùng với hoạt động học: Hoạt động làm quen với toán, hoạt động khám phá, tạo hình, âm nhạc, làm quen chữ cái, vận động (73,8%); hoạt động ngoài trời (71,4%).

Chuẩn bị cho trẻ thông qua các hoạt động hoạt động xây dựng mối quan hệ thống nhất trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi với trường tiểu học, phối hợp nhà trường và gia

đình trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi cũng không được tiến hành thường xuyên. Thống kê lần lượt có 59,52% và 45,24% ý kiến được hỏi không sử dụng thường xuyên. Điều này cho thấy sự phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội để tạo ra sự thống nhất trong chuẩn bị trẻ 5-6 tuổi vẫn chưa được tốt trong các trường MN tại địa phương; mối liên hệ giữa bậc học MN và tiểu học thực sự chưa được gắn kết chặt chẽ. Đây cũng là cơ sở để để xuất biện pháp ở chương 3.

Bên cạnh đó, hoạt động điểm danh, trò chuyện sáng và hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại ở các trường thường ít được quan tâm, sử dụng hơn so với các hình thức khác. Số liệu thống kê cho thấy, có tới 40,5% hoạt động điểm danh, trò chuyện sáng; 40,5% hoạt động chiều và 48,1% các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại không được GV sử dụng thường xuyên. Trên thực tế, nếu biết cách khơi gợi cho trẻ, sử dụng khai thác hiệu quả hoạt động điểm danh sáng, GV có thể dạy cho trẻ biết tự nhận thức về bản thân, nhận thức về các bạn trong lớp, nhận biết sự khác biệt giữa mình với các bạn, biết quan tâm đến bạn khi bạn nghỉ học, biết cách quan tâm đến bạn, biết cách chia sẻ hỏi thăm khi bạn ốm… Đối với các hoạt động dã ngoại, tham quan, ngoại khóa nếu biết phát huy hiệu quả, GV sẽ giúp trẻ biết khám phá, rèn luyện khả năng so sánh giữa kiến thức đã được học với thực tiễn, giúp trẻ trải nghiệm thực tiễn, biết cách ứng phó với các tình huống trong cuộc sống, biết hợp tác với mọi người để làm một việc gì đó,… Tuy nhiên, việc tổ chức các hình thức này thường rất hạn chế do số lượng trẻ các lớp tương đối lớn, tốn nhiều công tác chuẩn bị, khả năng an toàn khi thực hiện không cao, thời gian không phải lúc nào cũng cho phép.

Nhìn chung, nhà trường đã quan tâm đến sử dụng đa dạng hóa các hoạt động giáo dục, rèn luyện để chuẩn bị cho các em, song hiệu quả sử dụng không đồng đều, chất lượng chưa sâu, nhiều hoạt động chưa được tiến hành thường xuyên, đồng bộ; việc phối hợp hài hòa các hoạt động còn hạn chế, GV vẫn có tâm lý lựa chọn cách giáo dục, rèn luyện “an toàn”, ít tạo cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm thực tiễn.

2.4.1.4. Thực trạng sử dụng những biện pháp tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở trường mầm non

Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN

TT

Biện pháp tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi

vào lớp Một Mức độ đánh giá Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Không sử dụng SL % SL % SL %

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 67)