Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng ở nhà trường, gia đình và xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở

3.2.4. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng ở nhà trường, gia đình và xã

hội trong việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một

* Mục đích

Chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một không chỉ là trách nhiệm của nhà trường MN trên địa bàn mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội mà trước hết là đảng ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội trong huyện Quế Võ. Chính vì vậy, phối hợp với gia đình, các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp

các lực lượng xã hội nhằm xây dựng môi trường lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục phát triển.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm,… trong nhà trường đẩy mạnh hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một trong mọi góc độ, sâu sát hơn, hiệu quả hơn. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp chặt chẽ từng việc thường xuyên đổi mới về hình thức, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện, giáo dục,… tạo điều kiện cho trẻ vừa phát triển, vừa giúp trẻ vui chơi, giải trí mang tính giáo dục cao. Tiếp tục hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một. Các đơn vị có đủ điều kiện theo quy định, tiếp tục triển khai cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, giáo dục theo công văn số 1078/SGDĐT-GDMN, ngày 30/7/2019 của Sở GD&ĐT và chương trình thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng anh do Bộ GD&ĐT ban hành.

Chú trọng phát huy vai trò của gia đình trong chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển nhân cách của trẻ, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử và giải quyết các quan hệ xã hội. Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kỹ năng hình thành các thói quen, hành vi tốt, tránh được tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Trong điều kiện hiện nay, cần tuyên truyền phương pháp Montessori. Theo đó, gia đình phải chủ động tạo điều kiện, môi trường cho trẻ trước khi bước vào bậc học cao hơn ngay tại nhà. Theo đó, dạy trẻ học các kỹ năng cơ bản; cho trẻ ít đồ chơi và tham gia chơi cùng và yêu cầu con trân trọng món đồ, từ đó xây dựng thái độ kiên trì, tính hòa đồng, gắn kết ở trẻ, giúp chúng hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, trải nghiệm xã hội và khám phá nhiều hơn; luyện tập kỹ năng mềmnhư tự tin, độc lập... để giúp trẻ trải nghiệm việc đi học mẫu giáo thuận lợi, dễ dàng hơn; phụ huynh nên để trẻ tự ăn uống trước khi đi học để sau này chúng có thể tự giải quyết bữa ăn tại trường mà không cần người xúc và có ý thức tự giác hơn;

khuyến khích con trải nghiệm thực tiễn thông qua tạo ra những tình huống, môi trường để con học chủ động như đưa trẻ đi sở thú để học về các loài vật, cây cỏ; tạo thói quen sinh hoạt cho trẻ ở nhà như khi đi học. Tiếp tục hỗ trợ cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng (cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ dưới nhiều hình thức: Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp phụ huynh, góc tuyên truyền, viết bài đưa tin trên các phương tiện truyền thông).

Ngành y tế tham gia chăm sóc sức khỏe, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế trong trường học, tham gia kiểm tra sức khỏe cho học sinh, GV và nhân viên.

Ngành văn hóa thông tin, đài phát thanh, truyền thanh xây dựng các nội dung về chuẩn bị cho trẻ, nêu các gương người tốt việc tốt về tham gia thực hiện các hoạt động về chuẩn bị cho trẻ. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc dựa vào cộng đồng, cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa, hoạt động trải nghiệm cho trẻ.

Nhà trường chủ động trong việc phối hợp với các ngành chức năng, vận động các doanh nghiệp, dịch vụ các nhà tài trợ trên địa bàn Huyện ... tùy vào điều kiện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho nhà trường phát triển giáo dục.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh phải được xây dựng thành một chương trình có mục tiêu, nội dung và phương thức phối hợp rõ ràng, có những tiêu chí đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp rất cụ thể.

Xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN trên địa bàn Huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)