Khái quát công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 51)

9. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập trên

địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

* Số lượng trẻ, số lượng trường công lập trên địa bàn, tổ chức lớp học

- Theo số liệu thông kê, đến cuối tháng 12/2019 toàn Huyện có tổng số trường công lập: 22, gồm: MN Bằng An, MN Bồng Lai, MN Cách Bi, MN Châu Phong, MN Chi Lăng, MN Đào Viên, MN Đại Xuân, MN Đức Long, MN Hán Quảng, MN Mộ Đạo, MN Ngọc Xá, MN Nhân Hòa, MN Phương Liễu, MN Phù Lãng, MN Phù Lương, MN Phượng Mao, MN Quế Tân, MN Thị Trấn Quế Võ, MN Yên Giả, MN Việt Hùng, MN Việt Thống, MN Liên Cơ.

- Tổng số lớp MN: 361 (trong trường: 333, giảm 25 lớp so với cùng kỳ năm trước; số trường tư thục: 28).

- Tổng số học sinh MN được huy động ở huyện Quế Võ là 13.446 em, trong đó có 1820 em lớp nhà trẻ (23,1%), 11.626 em lớp mẫu giáo, trong đó có 1.424 trẻ 5-6 tuổi, được chia thành 116 lớp, trong đó có 4 lớp độc lập. Một số đơn vị huy động trẻ nhà trẻ đạt tỷ lệ cao như: MN Phương Liễu, MN Ngọc Xá, MN Phượng Mao, MN Liên Cơ; trẻ mẫu giáo tỷ lệ cao như: MN Đào Viên, MN Phương Liễu, MN Việt Hùng, MN Đại Xuân. Đến nay, tỷ lệ huy động Nhà trẻ là 30%, mẫu giáo là 99,9%.

- Tổ chức lớp học: Nhà trẻ: Số lượng trung bình là 30,9 trẻ/nhóm; 2,5 GV/lớp, Trong đó, mẫu giáo bé: 20,7 trẻ/ lớp; 2,3 GV /lớp; mẫu giáo nhỏ: 39 trẻ/lớp; 2,3 GV /lớp; mẫu giáo lớn: 37,7 trẻ/lớp; 2.4 GV /lớp; 100% các nhóm lớp đủ đồ dùng đồ chơi theo quy định; 100% trẻ được học 2 buổi trên ngày và ăn bán trú tại trường; 100% trẻ được học chương trình giáo dục MN của Bộ GD&ĐT; được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ, được khám định kỳ và cân đo theo quy định…

* Về công tác giáo dục

Phòng GD&ĐT huyện Quế Võ chỉ đạo 100% các trường thực hiện chương trình giáo dục MN mới. Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, lập kế hoạch

giáo dục, phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ. Thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục MN sau sửa đổi cho CBQL và GV. Tiêu biểu như MN Châu Phong, MN Phù Lãng, MN Thị trấn, MN Nhân Hòa, MN Đào Viên, MN Việt Hùng, MN Liên Cơ.

Phòng GD&ĐT Huyện đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục đổi mới việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; nâng cao năng lực đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, chuẩn bị cho trẻ; tăng cường cơ hội thực hành, trải nghiệm, phát triển toàn diện cho trẻ; hoàn thiện, nhân rộng mô hình điểm về thực hiện chuyên đề. Một số đơn vị tiêu biểu như MN Phù Lãng, MN Cách Bi, MN Đào Viên, MN Mộ Đạo, MN Nhân Hòa, MN Thị trấn,…

Các đơn vị tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đưa nội dung của cuộc vận động “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “xây dựng trường MN an toàn, thân thiện, trẻ khỏe, ngoan, đi học đều”. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, tham gia tích cực hội thi GV giỏi các cấp; thi đồ dung đồ chơi; thi “Bé khỏe, bé tài năng” các cấp. Qua nhiều năm thực hiện chương trình giáo dục MN mới, mỗi năm Phòng GD&ĐT Huyện đều tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm. Qua đó đánh giá cụ thể việc xây dựng môi trường học tập, việc xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung giáo dục và đặc biệt lưu ý đến việc tổ chức các hoạt động học theo hướng tích cực, sáng tạo, dành nhiều thời gian và công sức để PTTC và các KNXH cho trẻ hơn so với trước.

Các đơn vị đã tích cực tổ chức tập huấn bồi dưỡng GV về phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, bảo đảm linh hoạt, sáng tạo, xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, tiếp tục cho trẻ làm quen với ngoại ngữ ở những nơi có điều kiện, tăng cường giáo dục KNXH cho trẻ. Trong năm đã có 17/22 trường MN công lập tổ chức triển khai cho trẻ làm quen với ngoại ngữ với tổng 111 nhóm lớp và 2.615 trẻ. Tiếp tục thực hiện bảo đảm các chính sách ưu tiên đối với trẻ khuyết tật.

Các đơn vị tiếp tục sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo quy định tại Thông tư 23/2010/TT-BGĐT của Bộ GD&ĐT. Thực hiện nghiêm Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi. Đến nay 21/21 xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục MN trẻ 5 tuổi.

* Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe - Về bảo đảm an toàn cho trẻ:

Ngay từ đầu năm học, các đơn vị đã đẩy mạnh tập huấn và trang bị tài liệu hướng dẫn giáo dục trẻ MN phòng, chống bạo lực học đường, hướng dẫn GV xử lý các tình huống sư phạm, giáo dục an toàn giao thông. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT và công văn số 1098/SGDĐT-CTHSSV ngày 01/8/2019 của Sở GD&ĐT quy định quy tắc ứng xử trong giáo dục MN, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tăng cường giáo dục chống bạo lực học đường, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục an toàn giao thông. Các đơn vị và phụ huynh sử dụng dịch vụ đưa đón trẻ bằng ô tô phải phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc công văn 1300/SGDĐT- CTHSSV ngày 27/8/2019 về tăng cường các giải pháp an toàn cho học sinh. Tính đến 3/2020, 100% các trường đều được tập huấn và cấp giấy chứng nhận về công tác phòng chống cháy nổ của cơ quan chức năng. Phòng GD&ĐT Huyện đã làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá chất lượng hệ thống y tế học đường. Thường xuyên có các văn bản hướng dẫn phòng chống dịch bệnh, nhất là vào những dịp thời tiết chuyển mùa, có diễn biến xấu, hoặc khi có dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Chẳng hạn như, khi dịch bệnh CoVid - 19 xảy ra, Phòng đã chỉ đạo chặt chẽ việc cho học sinh nghỉ dịch, làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn, bảo vệ trẻ trong mùa dịch; chỉ đạo cắt cử lực lượng luân phiên trực ứng phó khi có tình huống; chỉ đạo GV thường xuyên phối hợp với phụ huynh để giáo dục, chăm sóc trẻ, tránh trẻ bị hẫng do nghỉ học dài ngày. Hàng năm, Phòng GD&ĐT đều đi kiểm tra 22/22 trường về việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Liên bộ GD&ĐT, Bộ Y tế về Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục MN.

Các trường thực hiện nghiêm túc quy định đón, trả trẻ, không giao trẻ cho người lạ, quản lý trẻ chặt chẽ, mọi lúc, mọi nơi, không để trẻ thất lạc. Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện và giải quyết các nguy cơ mất an toàn cho trẻ.

- Về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ:

Các trường đã chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên nuôi dưỡng; lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày; duy trì và nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường. Đến nay 100% trẻ được ăn bán trú tại trường. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ; cơ bản các đơn vị thực hiện xây dựng thực đơn theo mùa, đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ theo mức đóng góp của phụ huynh và phù hợp với dinh dưỡng từng độ tuổi. Chất lượng bữa ăn của trẻ cũng được các nhà trường rất quan tâm và nâng lên đáng kể: Các nhà trường lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống thay vì đông lạnh như trước đây. Một số trường đã tự chế biến các món bánh, sữa đậu, caramen,… đảm bảo chất lượng cho trẻ ăn. Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi hàng năm được tổ chức ở 100% trường MN với nhiều hình thức phong phú, tạo cơ hội cho các trường giao lưu, học hỏi về kinh nghiệm chế biến, xây dựng thực đơn và bổ sung thêm các món ăn mới vào bữa ăn cho trẻ trong các trường MN. 100% các đơn vị đã ký hợp đồng thực phẩm với đơn vị bảo đảm tính pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm và rõ nguồn gốc. Quản lý việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường đúng quy chế. Thực hiện theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng; phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm chủng, khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho trẻ, thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.

Các trường đã thực hiện nghiêm túc quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm; hợp đồng chặt chẽ thực phẩm trong các bữa ăn của trẻ, chế biến và tổ chức ăn cho trẻ theo đúng quy định. Thực hiện nghiêm túc văn bản liên ngành số 898/HDLN-SGGDĐT-SYT-BQLATTP ngày 25/6/2019 hướng dẫn thực hiện thực đơn tiêu chuẩn cho trẻ, học sinh và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

trong trường học. Một số đơn vị tiêu biểu như: MN Cách Bi, MN Nhân Hòa, MN Châu Phong, MN Phù Lãng, MN Đào Viên, MN Mộ Đạo,… Tuy nhiên, một số đơn vị bếp ăn ở một số điểm trường lẻ chưa đáp ứng đủ diện tích, gây khó khăn không nhỏ cho quá trình chăm sóc trẻ như Quế Tân, Ngọc Xá,…

Các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình sữa học đường theo quyết định 365/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 51)