Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 47)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở

các trường mầm non

1.4.1. Tác động từ việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non ở các trường mầm non

Giáo dục MN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Do vậy, những kiến thức, kỹ năng mà trẻ được chuẩn bị qua chương trình chăm sóc giáo dục MN sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Theo đó, phát triển giáo dục MN, tạo tâm lý tự tin, tâm thế sẵn sàng bước lên các bậc học cao hơn cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước sau này.

Giáo dục MN là quá trình giáo dục có định hướng rõ ràng trong thời thơ ấu của trẻ. Mục đích của giáo dục MN là nhằm nâng đỡ sự phát triển về thể chất, tinh thần và thói quen học tập của trẻ, chuẩn bị toàn diện về thể chất, tâm lý, tinh thần và nền tảng kiến thức trước khi bước vào bậc học phổ thông. Môi trường đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ là gia đình. Song song với gia đình, giáo dục MN của nhà nước - gồm trung tâm chăm sóc trẻ và giáo dục dự bị tiểu học - chính là môi trường cho sự phát triển hàng ngày của trẻ. Trong khi, thực tiễn kinh tế xã hội luôn biến đổi không ngừng, sự nghiệp GD&ĐT đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ nhằm khơi dậy, hình thành, phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tâm thế, tình cảm và các KNXH cần thiết để trẻ tự tin bước vào lớp Một khi phải thay đổi môi trường, thói quen sinh hoạt, học tập cũng như các mối quan hệ. Do vậy, việc chuẩn bọ cho trẻ vào lớp một phải căn cứ vào thực tiễn trẻ, điều kiện hiện có của tổ chức, cá nhân, mục tiêu, yêu cầu chung của giáo dục mầm non,…

1.4.2. Tác động từ môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp Một. Môi trường xã hội ổn định, kinh tế phát triển, thu nhập dân cư nâng cao, đời sống người dân ngày càng đi lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một.

Ngược lại, môi trường xã hội không ổn định, kinh tế kém phát triển thì việc huy động các nguồn lực cộng đồng chuẩn bị lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ vào lớp Một cũng bị ảnh hưởng. Các tổ chức, cá nhân không yên tâm đầu tư vào giáo dục hoặc bản thân họ cũng không nhận thức đầy đủ , không có điều kiện về kinh tế để đóng góp, đầu tư cho giáo dục. Những điều kiện khác như: Thành thị, nông thôn, dân tộc, các vấn đề giới... cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc nhận thức về sự cần thiết phải chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một.

1.4.3. Tác động từ chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của xã, của địa phương

Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của mỗi địa phương có ý nghĩa rất lớn, tiền đề cho việc huy động các nguồn lực cộng đồng chuẩn bị lĩnh cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp Một được thực hiện và thực hiện một cách thuận lợi hay không.

1.4.4. Tác động từ năng lực của người quản lý

Nhà trường và trong đó đứng đầu là Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một một cách có hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỗ lên kế hoạch huy động, tổ chức thực hiện, quan tâm kiểm tra thường xuyên, giám sát việc thực hiện các nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Qua đó nêu gương các điển hình những tập thể, cá nhân có đóng góp nhiệt tình trong các sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.

1.4.5. Tác động từ năng lực giáo dục và dạy học của giáo viên mầm non

Chính đặc điểm và thực trạng đội ngũ GV đã và đang tạo điều kiện để đa dạng hóa các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức các lớp học theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường; đổi mới môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng tránh tai nạn, thương tích, nói không với bạo lực học đường; triển khai có hiệu quả chương trình “sữa học đường”;… qua đó tác động trực tiếp đến hoạt động chuẩn bị và quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN công lập.

1.4.6. Tác động từ nhận thức và mức độ tham gia chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một của các tổ chức xã hội Một của các tổ chức xã hội

Nhận thức của các tổ chức: Các nghành như y tế, hội khuyến học, tổ chức từ thiện... có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động các nguồn lực cộng đồng chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Nếu các tổ chức xã hội có liên quan nhận thức đúng, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này và ngược lại.

1.4.7. Tác động từ gia đình

Gia đình là nền tảng, là cái nôi đầu tiên của sự ra đời và phát triển của trẻ. Gia đình là nơi hình thành và phát triển các kĩ năng đầu tiên của trẻ. Các thành viên trong gia đình là người hiểu trẻ nhất vì là người trực tiếp chăm sóc và gần gũi trẻ nhất đặc biệt là sự phát triển về ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm và các KNXH, là cơ sở để họ giúp con em mình phát triển hơn khi được sự hỗ trợ của nhà trường. Chính vì vậy gia đình trẻ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.

Kết luận chương 1

Hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN một là hệ thống những hoạt động giáo dục, rèn luyện cho trẻ 5-6 tuổi và những hoạt động phối hợp với những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, những người có liên quan của các chủ thể giáo dục nhằm bảo đảm sẵn có các điều kiện cần thiết về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm và các KNXH giúp trẻ 5-6 tuổi có đầy đủ hành trang trước khi bước vào lớp Một.

Nội dung của hoạt động nhằm làm cho trẻ phát triển về thể lực, phát triển trí tuệ, có ý thức về bản thân; nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh; có hành vi và quy tắc ứng xử xã hội phù hợp và biết quan tâm đến môi trường xung quanh.

Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN là tổng thể các tác động có hướng đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến mọi lực lượng tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi, hướng đến mục tiêu nhằm bảo đảm sẵn có các điều kiện cần thiết về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm và các KNXH giúp trẻ 5-6 tuổi có đầy đủ hành trang trước khi bước vào lớp Một.

Quá trình quản lý bao gồm cả quản lý về mục tiêu và kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một; quản lý chương trình, nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp chuẩn bị; tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý; quản lý các điều kiện đảm bảo và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi. Quá trình này chịu sự tác động từ rất nhiều yếu tố khác nhau từ việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN; năng lực của người quản lý và GVMN; môi trường kinh tế - xã hội; chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của xã, của địa phương; tác động từ gia đình và từ nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng xã hội về vấn đề này.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẾ VÕ,

TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở các trường mầm non huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 47)