Khái niệm, đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 36)

- UBND thành phố Hồ Chi Minh chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan đẩy nhanh

2.1.1 Khái niệm, đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng

Theo quan điểm của Các Mác “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng, sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi lại một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu” [14]

Kinh tế học hiện đại cho rằng “Tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên chuyển giao tiền hoặc tài sản vô điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận” [21].

Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 “cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”[20].

Như vậy, tín dụng là một phạm trù kinh tế, là hình thức vận động của vốn cho vay, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng đối với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là một sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện cam kết mà hai bên đã thoả thuận, trên ngun tắc có hồn trả cả vốn và lãi.

Có thể nói bản chất của tín dụng biểu hiện mối quan hệ vay mượn và hoàn trả, thể hiện qua các nội dung:

– Người cho vay chuyển cho người vay một lượng giá trị nhất định.

– Người đi vay được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay phần vốn gốc cộng với khoản phí cơ hội mà người cho vay mất đi khi bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt hơn.

Từ bản chất tín dụng cho thấy, tín dụng ngân hàng phản ánh mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và khách hàng trong đó ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và dùng số tiền huy động được đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Tín dụng ngân hàng có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ, tập trung vốn và phân bổ lại nguồn lực đầu tư của xã hội vào các lĩnh vực của nền kinh tế một cách có hiệu quả [21].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)