Mở rộng hình thức tín dụng th mua:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 157 - 160)

Tín dụng thuê mua được mở rộng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm vay nợ Ngân hàng để đầu tư vào tài sản cố định, giảm áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp. Mặt khác tín dụng thuê mua tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lựa chọn được thế hệ thiết bị công nghệ theo yêu cầu, hạn chế những tổn thất do thiếu hiểu biết mua nhầm máy móc thiết bị vì đã được tư vấn chun mơn sâu từ bên cho thuê.

Hình thức này rất thích hợp với TP. HCM hiện nay vì nó khơng u cầu vốn tự có tham gia. Tài sản thế chấp có thể nhận từ 50% trở lên so với giá trị tài sản thuê và có thời hạn dài hơn nếu vay vốn Ngân hàng theo các phương thức khác có thể khơng thể chấp nhận. Trường hợp khơng có tài sản thế chấp, bên thuê có thể kỹ quý một khoản tối thiểu nào đó được thuê. Việc áp dụng phương thức tín dụng thuê mua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các cá nhân TP. HCM thực hiện các dự án cải tiến kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đẩy nhanh chuyển dịch CCKT theo định hướng của TP. HCM, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phát triển ở TP. HCM.

4.3.3.4 Giải pháp về đảm bảo tiền vay

- Mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay: Hiện nay các NHTM trên địa TP. HCM chỉ nhận đất đai, nhà xưởng thuộc quyền sở hữu của khách hàng để làm tài sản đảm bảo, các tài sản khác thì vẫn chưa nhận mặc dù các tài sản khác đã được pháp luật cho phép cầm cố, thế chấp; do đó các NHTM nên mở rộng các hình thức bảo đảm tiên vay khác để cho vay như: Tài sản thế chấp, cầm cố tài sản là phương tiện vận chuyển, dây chuyên máy móc thiết bị, tài sản gắn liền với đất thuê, cầm cố kho hàng hóa, thế chấp nhà máy, cộng nghệ, phần mềm, thế chấp quyền sở hữu đất thuộc cây lâu năm…đồng thời mở rộng cho vay thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay (tài sản hình thành trong tương lai).

- Về định giá tài sản thế chấp: Cần định giá tài sản thế chấp, cầm cố theo sát giá thị trường, trên thực tế các NHTM trên địa bàn TP. HCM đều định giá tài sản cho vay thấp hơn theo giá trị thực tế của nó, trong khi đó các ngân hàng chủ yếu dựa vào giá trị tài sản đảm bảo để cho vay, điều này dẫn đến khách hàng sẽ vay được số tiền thấp không đủ thực hiện dự án, phương án SXKD. Vấn đề xác định giá trị tài sản đảm bảo các NHTM nên xác định giá trị tài sản theo giá thị trường thực tế chuyển nhượng tại địa phương, các NHTM nên thuê cơ quan định giá độc lập thẩm định để tham khảo xác định mức cho vay.

4.3.3.5 Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất

Hiện nay các NHTM trên địa bàn TP. HCM điều hành lãi suất theo cơ chế thỏa thuận với khách hàng; Lãi suất cho vay được xác định dựa theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí, dự phịng rủi ro, thực hiện các nghĩa vụ ngân sách, có lãi (tuy nhiên, cịn phụ thuộc yếu tố cung, cầu về vốn trên thị trường tiền tệ).

Lãi suất cho vay được các NHTM áp dụng hiện này gồm 2 phương thức chủ yếu: Lãi suất cố định (không thay đổi theo thời gian) và lãi suất thả nổi (có thay đổi theo thời gian và tín hiệu thị trường).

Các NHTM nên áp dụng phương thức lãi suất cho vay thả nổi, vì đây là phương thức có thể hạn chế được rủi ro về lãi suất kể cả đối với Ngân hàng cho vay và đối với khách hàng vay. Theo phương thức này, lãi suất cho vay được ấn định tại thời điểm giải ngân và xác định định kỳ theo thời gian nhất định tính từ ngày giải ngân hoặc theo tín

Bên cạnh đó các NHTM ở TP. HCM cần sử dụng công cụ lãi suất cho vay một cách linh hoạt hơn trong phạm vi ủy quyền, cho phép của các NHTM TW để góp phần cho chuyển dịch CCKT của TP. HCM, cụ thể là:

- Áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi cho xuất khẩu (gọi là lãi suất tài trợ xuất khẩu) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu hàng hóa (trên cơ sở tính tốn các khoản thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế, từ mua - bán ngoại tệ do phương án vay vốn đem lại mà các NHTM có thể áp dụng được mức lãi suất cho vay xuất khẩu thấp hơn lãi suất cho vay thông thường).

- Áp dụng lãi suất cho vay ổn định, ưu đãi đối với các dự án trọng điểm, các ngành, các vùng kinh tế động lực của TP. HCM trên cơ sở tiết giảm các chi phí về Ngân hàng như chi phí dự phịng rủi ro (cơng trình đảm bảo hiệu quả khả thi), chi phí nghiệp vụ Ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận Ngân hàng (do cho vay được nhiều nên mức thu nhập lớn mặc dù tỷ lệ lợi nhuận thấp).

- Áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với đối với các hộ nghèo, sinh viên nghèo học giỏi, các đối tượng chính sách trên cơ sở nguồn vốn ủy thác và nguồn vốn tự huy động với “giá” thấp.

4.3.3.6 Mở rộng đầu tư cho vay gắn với nâng cao chất lượng tín dụng

Mở rộng và tăng cường đầu tư cho vay để để thúc đẩy chuyển dịch CCKT là yêu cầu và đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế đối với các NHTM. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của các NHTM TP. HCM là chất lượng. Chất lượng tín dụng thấp vừa khó khăn cho các Ngân hàng, vừa là lực cản đối với việc mở rộng và tăng trưởng đầu tư cho vay của các NHTM.

Nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thuộc về Ngân hàng là bên cho vay; có yếu tố thuộc về khách hàng là bên vay; có yếu tố khách quan; có cả yếu tố về mặt quản lý vĩ mơ, thuộc về chủ trương chính sách; có yếu tố tầm vi mô thuộc về quản trị, điều hành của các NHTM và khách hàng vay vốn. Để thực hiện mục tiêu phát triển an tồn, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các NHTM ở TP. HCM cần thực hiện các giải pháp sau:

- Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng gắn liền với phương thức cho vay phù hợp: Hiện nay quy mơ tín dụng của các NHTM cịn hạn chế do sản phẩm tín dụng ít và phương thức cho vay hiện hữu có độ rủi ro cao. Vì vậy, cần phải đa dạng hóa sản phẩm tín dụng với các đối tượng và phương thức tài trợ thích hợp như: cho vay hợp vốn, cho vay kinh tế tư nhân, cho vay các DNN&V, cho vay tiêu dùng sinh hoạt… là những đối tượng tín dụng rộng lớn, Ngân hàng cho vay sẽ phân tán được rủi ro.

- Tăng cường quản lý cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Theo quy định của Chính phủ và NHNN, các NHTM được quyền cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc khơng có đảm bảo bằng tài sản theo các tiêu chí cần thiết, khơng phân biệt thành phần kinh tế. Tuy nhiên, thực tế lâu nay các NHTM đang thực hiện cho vay khơng có tài sản chủ yếu đối với các DNNN, còn đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh hầu hết cho vay có thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Điều này tạo sự không công bằng trong tiếp cận nguồn vốn TDNH của các doanh nghiệp chưa động viên, chưa khai thác được sức mạnh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

4.4 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

4.4.1. Đối với ủy ban nhân dân TP. HCM và các sở, ban ngành

- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của TP. HCM và quy hoạch chi tiết từng vùng, tiểu vùng, từng ngành nghề. . .tạo định hướng cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn TP. HCM và làm cơ sở để các NHTM có kế hoạch mở rộng đầu tư tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 157 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)