- UBND thành phố Hồ Chi Minh chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan đẩy nhanh
1.3.3 Một số giải pháp hoàn thiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Những hạn chế và mâu thuẫn trong hoạt động của các NHTM trên địa bàn TP. HCNM do tác động của một số nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và nguyên nhân khách quan bên ngoài đưa lại.
Thứ nhất: Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chủ yếu vẫn thực hiện theo
các hình thức mang tính truyền thống, cịn các hình thức huy động mới có tính hấp dẫn hơn chưa được áp dụng kịp thời và tuyên truyền rộng rãi, các điểm giao dịch để nhận tiền gửi vẫn còn chậm mở rộng theo yêu cầu; phong cách và thái độ phục vụ của giao dịch viên vẫn còn chậm đổi mới nhất là đối với những địa bàn cạnh tranh chưa cao.
Thứ hai: Nhiều NHTM trên địa bàn trong chiến lược kinh doanh của mình đang
tập trung khai thác, phát huy các sản phẩm truyền thống, tập trung cho vay các khách hàng lớn ở vùng đơ thị, cho vay ngồi địa bàn TP. HCM, chưa chú trọng mặt địa lý, môi trường, về nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ làm tăng chi phí khoản vay cũng như q trình theo dõi thu hồi nợ gặp khó khăn. Mặt khác khả năng sản xuất hàng hóa của khu vực quận, huyện cịn hạn chế, tư tưởng làm ăn tự cung, tự cấp cịn nặng nề, tư duy làm ăn nhỏ, vì vậy nhu cầu vốn không nhiều, không tập trung và thiếu tính khả thi. Điều này làm hạn chế mở rộng tín dụng; làm giảm vai trị tác động thúc đẩy chuyển dịch CCKT của các NHTM.
Thứ ba: Các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chủ yếu là DNN&V nên
NHTM khơng cho vay thì sẽ ảnh hưởng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Hồ Chí Minh, nếu cho vay thì khơng đảm bảo an tồn do năng lực thanh tốn của khách hàng bị hạn chế. Mặt khác, các khách hàng là doanh nghiệp vay vốn còn một số tồn tại hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đó là: báo cáo tài chính và báo cáo SXKD chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động SXKD; báo cáo tài chính gửi ngân hàng thường khác với báo cáo tài chính gửi cơ quan chức năng khác như thuế, sở tài chính, kế hoạch đầu tư hơn nữa các báo cáo tài chính chưa qua kiểm tốn nên số liệu thiếu minh bạch, độ tin cậy chưa cao, do vậy ngân hàng rất khó đánh giá về thực trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp để xem xét cho vay khiến cho NHTM không thể nắm bắt được khả năng thực sự của khách hàng vay vốn. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp quản trị điều hành khơng có bài bản, sử dụng vốn kém hiệu quả, do vậy thường bị ảnh hưởng lớn khi tình hình kinh tế khó khăn. Tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án SXKD thấp, không đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Một số khách hàng thiếu hiểu biết về cơ chế tín dụng của NHTM, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm rà, phức tạp.
Thứ tư: Hồ sơ vay vốn theo quy định của các NHTM còn khá nhiều loại, nhiều hồ
sơ chỉ mang tính hình thức, chồng chéo; thời gian thẩm định cho vay còn dài; quy trình vay vốn cịn chưa hợp lý: có q nhiều giấy tờ phải nộp theo quy định, khá nhiều các cơ quan công quyền chứng thực, xác nhận, làm cho khách hàng vay phải đi lên, đi xuống nhiều lần, qua đó cũng làm nản lịng đối với khơng ít khách hàng vay. Hệ thống các NHTM chưa mạnh dạn triển khai triển khai, hoặc triển khai rất ít các phương thức cho vay đồng tài trợ, phương thức cho vay thấu chi, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng …đối với khách hàng, đây là những phương thức cho vay có khá nhiều ưu điểm như giảm được thời gian đi lại của khách hàng, cùng các ngân hàng khác có thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm thẩm định quản lý dự án để cùng cho vay…
Thứ năm: Việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay chưa được NHNN Việt Nam ban
hành thông tư hướng dẫn cụ thể kịp thời, trên thực tế xử lý tài sản thường kéo dài vì các NHTM khởi kiện khách hàng xong thì thời gian thi hành án là rất lâu, thường phải trên 1 năm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng.
định giá tài sản đảm bảo không sát với giá thị trường, đặc biệt có một số ngân hàng định giá tài sản là đất nông nghiệp chỉ định giá theo đơn giá của UBND tỉnh, nên còn rất thấp so với giá trị thực tế chuyển nhượng tại địa phương, điều đó ảnh hưởng nhất định đến mức cho vay của khách hàng.
Thứ sáu: Trình độ của cán bộ tín dụng vẫn chưa thực sự đổi mới, đặc biệt là kỹ
năng thẩm định dự án, kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp khách hàng. Khả năng thẩm định còn hạn chế dẫn đến việc đánh giá tính khả thi và định kỳ hạn nợ khơng đáng tin cậy, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo để quyết định cho vay. Đối với cán bộ tín dụng trẻ, có năng lực và trình độ nhưng lại thiếu kiến thức thực tiễn, thiếu hiểu biết về địa bàn và khách hàng vay vốn, thiếu tầm nhìn định hướng chiến lược kinh doanh vv . . . Mặt khác, một số cán bộ còn lại từ cơ chế cũ trước đây chuyển sang thêm vào đó một bộ phận cán bộ kém năng lực, phẩm chất đạo đức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ cịn hạn chế, trên thực tế đã có những cán bộ cho vay thơng qua cị tín dụng, nâng khống giá trị tài sản, thẩm định khơng trung thực tính khả thi của của dự án, phương án để cho vay, sau đó vay ké hoặc lấy tiền của khách hàng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng tín dụng và uy tín của các NHTM đối với khách hàng.