- Phân tích Ttest và phương sai ANOVA: để kiểm định các yếu tố có sự tác động
7. Mở rộng TDNH với CCKT (Biến phụ thuộc) TDCCKT
3.5.2 Những tồn tại hạn chế
Bên cạnh những kết quả khảo sát và kết quả của hoạt động tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch CCKT ở TP. HCM còn một số tồn tại và hạn chế chủ yếu sau:
Thứ nhất, chính sách hỗ trợ của Nhà nước thơng qua tín dụng nhà nước cịn mang
tính dàn trải.
Đối tượng được hưởng ưu đãi còn rộng, ranh giới giữa đối tượng được và không được hỗ trợ nhiều khi không rõ ràng dẫn đến chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước vẫn chứa đựng yếu tố bao cấp. Mặt khác, các quy định cụ thể về cơ chế, chính sách tín dụng khơng ổn định và đơi khi chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả, chất lượng tín dụng chưa cao. Để tín dụng nhà nước thực sự góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, về
mặt cơ chế chính sách, cần xác định rõ đối tượng phục vụ, trên cơ sở định hướng đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như kết cấu hạ tầng- kỹ thuật, các ngành công nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều lao động, phát triển các nghề truyền thống, sản xuất hàng xuất khẩu theo những cơ cấu kinh tế đã được xác định.
Thứ hai, cơ chế tín dụng ngân hàng theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước cịn
một số điểm chưa thật phù hợp.
Theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, thì tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ưu đãi phát triển đều được Nhà nước xem xét cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi hay trợ cấp một phần lãi suất cho các dự án vay vốn đầu tư từ tổ chức tín dụng, trong khi đó một số văn bản của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước lại quy định đối tượng cho vay đầu tư quá hẹp. Chỉ một số dự án đầu tư thuộc một số ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư như: sản xuất điện, khai thác khoáng sản, hoá chất cơ bản, chế tạo máy động lực nhưng phải đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn mới được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Các dự án khác không thuộc đối tượng cho vay ưu đãi của Nhà nước, dù các dự án này thuộc danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư, sử dụng nhiều lao động và các nguồn lực khác nhưng không thể đầu tư tại các địa bàn cơ sở q khó khăn do chi phí vận chuyển, cung ứng nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm quá cao, và do vậy, sẽ khơng nhận được vốn vay tín dụng nhà nước khi xin cấp tín dụng.
Thứ ba, thủ tục đầu tư đối với kinh tế tư nhân, tổ chức kinh tế không phải DN Nhà
nước sử dụng vốn tín dụng ngân hàng chưa được quy định rõ ràng, cản trở các DN tư nhân, cá thể tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Theo tinh thần chung về quản lý đầu tư và xây dựng thì tất cả các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế khi sử dụng vốn tín dụng nhà nước đều phải thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư như các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Điều này gây khó khăn cho các chủ đầu tư không phải DN Nhà nước vay vốn đầu tư cho các dự án có quy mơ nhỏ, mức vốn vay thấp, đòi hỏi phải được xây dựng nhanh để tranh thủ cơ hội đầu tư, sớm phát huy hiệu quả kinh tế.
Thứ tư, áp dụng cơ chế ưu đãi lãi suất tín dụng nhà nước còn một số bất cập.
Nếu xét trên bình diện quản lý vĩ mơ thì hình thức hỗ trợ LSSĐT là một xu hướng tích cực, cần thiết để đảm bảo ưu thế hỗ trợ của vốn tín dụng nhà nước cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để dần dần lập lại thế cân bằng mới giữa “cung” và “cầu” về vốn tín dụng lại địi hỏi áp dụng cơ chế thị trường.
Mặt khác, nhận thức về cơ chế hỗ trợ LSSĐT là một quá trình và cuộc sống lại đặt ra những vấn đề mới địi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện dần. Hiện tại, mức hỗ trợ LSSĐT theo quy định của Nhà nước có thể coi là “mắt xích” quan trọng, nhưng cần thấy đây không phải là biện pháp duy nhất trong việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về cơ chế hỗ trợ đầu tư của Nhà nước.
Hơn nữa trong việc áp dụng cơ chế này cũng cịn có vướng mắc, chẳng hạn, hiện nay, nếu một dự án chỉ vay một phần vốn tín dụng nhà nước, phần cịn lại sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng khác như của các TCTD,... thì lại khơng được hỗ trợ LSSĐT.
Thứ năm là, việc lập và triển khai các dự án đầu tư nhìn chung cịn chậm, chất
lượng của các dự án đầu tư còn chưa cao.
Tuy Chính phủ ban hành, kèm theo đó Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đã quy định rõ trình tự cơng tác xây dựng cơ bản nói chung, trình tự nội dung lập và thẩm định dự án đầu tư nói riêng. Tuy vậy, trên thực tế, tại địa bàn TP. HCM, việc thực hiện các quy định này cịn chưa được nghiêm chỉnh. Có rất nhiều dự án nhất là các dự án của các DN nhỏ và vừa lập sơ sài, cịn thiếu hoặc tính toán sai nhiều nội dung của một dự án đầu tư, căn cứ lập thiếu vững chắc đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường, giá cả sản phẩm, thiết bị công nghệ, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, suất vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tính tốn hiệu quả kinh tế, khả năng thu hồi vốn và chưa xuất phát từ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, của thành phố.
Cơ quan ra quyết định đầu tư dự án: chưa xác định được vốn và nguồn vốn tham gia đầu tư dự án mang tính khả thi cao. Phần lớn tổng mức đầu tư của dự án đều tính tốn chưa sát với thực tế, nhất là vốn mua thiết bị, xây lắp, chi khác. Trong tổng mức đầu tư gần như tất cả các dự án đều tính sai vốn lưu động cho sản xuất ban đầu. Tính khả thi của
thu hồi vốn trực tiếp. Để một dự án được đầu tư vốn tín dụng thật sự có hiệu quả, trước khi quyết định phê duyệt dự án phải yêu cầu chủ dự án giải trình thật rõ các nguồn vốn tham gia đầu tư. Việc ra quyết định đầu tư có lúc vội vàng, chưa có đầy đủ ý kiến của các ngành có liên quan theo quy định. Ví dụ, chưa có ý kiến của cơ quan khoa học và công nghệ về thiết bị và công nghệ; của TCTD về phương án tài chính, phương án trả nợ đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, dẫn đến dự án đầu tư có trình độ cơng nghệ thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao, khó tiêu thụ, hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí khó thu hồi vốn.
Triển khai các bước tiếp theo sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, như: Lập và phê duyệt thiết kế - tổng dự tốn, cơng tác đấu thầu, đền bù và giải phóng mặt bằng nhìn chung cịn rất chậm, làm chậm thời gian thực hiện đầu tư, chậm đưa dự án vào khai thác ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư, giảm tính thời cơ của dự án. Sau khi dự án được đầu tư xong, việc quyết tốn cơng trình cũng khơng được các cấp, các ngành thực hiện nghiêm chỉnh, thiếu cơ sở để tính tốn và phân bổ giá trị tài sản cố định mới tăng trong giá thành sản phẩm.
Thứ sáu, vốn để cho vay trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng ngân hàng chưa
đáp ứng được nhu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Do vốn phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng. Nhưng hiện nay vốn tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu là vốn trung và dài hạn không ổn định và tiềm ẩn rủi ro rất lớn (vì các ngân hàng sử dụng bằng nguồn vốn huy động, trong đó có một phần là vốn huy động ngắn hạn). Để có cơ cấu đầu tư vững chắc khi cho vay nhiều các dự án trung dài hạn, ngân hàng cần có nguồn vốn trung dài hạn để cho vay. Vì khi dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì khơng được cho vay quá 5 năm.
Thứ bảy, đảm bảo nợ vay trong tín dụng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đầy
đủ, chất lượng chưa cao.
Thiếu đảm bảo nợ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng nhất là trong vay phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vì thường là các khoản cho vay trung, dài hạn. Nguy cơ mất vốn xảy ra bất cứ lúc nào. Trên thực tế, thiếu đảm bảo nợ thể hiện trên nhiều khía
cạnh cả khách quan và chủ quan. Đánh giá tài sản đảm bảo nợ không đúng, do biến động giá cả về tài sản đó hoặc do cố ý làm sai lệch tài sản đảm bảo,.... Việc khơng có đảm bảo nợ vay là một trong những lý do hạn chế đầu tư tín dụng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. HCM. Bên cạnh đó, việc xử lý tài sản thế chấp cịn nhiều khó khăn và vướng mắc. Hầu hết các khoản nợ quá hạn đều phải xử lý bằng tài sản thế chấp, nhưng việc bán tài sản hiện nay gặp nhiều khó khăn do khơng có người mua hoặc giá q thấp, không thu hồi đủ nợ gốc. Đội ngũ cán bộ tín dụng là nịng cốt, song đội ngũ này cịn ít và một số chưa đủ năng lực để đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới nghiệp vụ tín dụng.
Thứ tám, chất lượng lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư của các cơ quan chức năng
chưa cao.
Theo quy định, các địa phương được bố trí kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì phải hồn thành các thủ tục đầu tư theo quy định. Trong thực tế, tại TP. HCM các bộ phận liên quan vẫn bố trí vào kế hoạch những dự án chưa có quyết định đầu tư, chưa có tổng dự toán hoặc thiết kế và dự toán các hạng mục thi cơng trong năm, thậm chí có dự án mới đang trong q trình lập báo cáo khả thi. Ngồi ra, cịn nhiều dự án khơng có hiệu quả kinh tế, khơng đảm bảo khả năng hồn trả nợ vay, chủ đầu tư khơng có nguồn vốn tự có tham gia đầu tư
Thứ chín, cơng tác kiểm tra tín dụng chưa thường xun, thiếu chặt chẽ và ra quyết
định cho vay chưa linh hoạt:
- Thực tế, việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay ở các TCTD phổ biến ở tình trạng thiếu thường xuyên và thiếu chặt chẽ. Nhiều công đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức, như xem xét thẩm định dự án trước khi cho vay thiếu những căn cứ khoa học, hiệu quả kinh tế thấp. Việc kiểm tra sau, kiểm tra vật tư đảm bảo nợ khơng thường xun và mang tính chất hình thức cho đủ thủ tục quy định. Việc lưu giữ hồ sơ trong cho vay cịn có tình trạng thiếu: Giấy phép kinh doanh, hợp đồng kinh tế, giấy tờ nhà đất thế chấp vay vốn, giấy nhận nợ, biên bản kiểm tra xử lý nợ vay... Khi khách hàng không trả được nợ, TCTD gửi hồ sơ sang cơ quan pháp luật khởi kiện sẽ gặp khó khăn. Khi đó, xử lý dư nợ tín dụng theo ngun tắc cho vay có hồn trả cả gốc và lãi không được thực hiện, và dẫn đến hiệu quả tín dụng thấp.
- Xử lý mối quan hệ giữa vốn tự có của khách hàng vay vốn theo quy chế tín dụng cịn nhiều vướng mắc. Vốn tự có của khách hàng nói chung cịn q nhỏ, có trường hợp tổ chức tín dụng phải cho vay vốn gấp hàng chục lần vốn tự có của họ.Theo thể lệ tín dụng đã quy định, một trong những điều kiện để vay vốn là doanh nghiệp phải có vốn tự có tối thiểu bằng mức vốn xin vay. Nếu thực hiện đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước không được vay hoặc vay ở mức thấp. Nhưng nếu TCTD vẫn cho vay như hiện nay thì xảy ra mất vốn, vi phạm cơ chế tín dụng.
- Cịn tình trạng gị ép trong xử lý các khoản vay ngắn, trung và dài hạn. Hiện nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. HCM cịn có hiện tượng dựa vào khả năng nguồn vốn để gị ép thời gian cho vay, vì nguồn cho vay trung hạn của TCTD là một phần vốn huy động ngắn hạn có kỳ hạn để cho vay, khi khách hàng có nhu cầu vay dài hạn thì gò ép thành nhu cầu cho vay trung hạn. Như vậy, quy mô của các khoản vay trung dài hạn còn hạn chế, số lượng các dự án cho vay cịn bị hạn chế, do loại tín dụng trung dài hạn mới được mở rộng một vài năm gần đây (từ khi có cơ chế sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn) và rủi ro cao. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến q trình cho vay đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ mười, hình thức đầu tư tín dụng của các TCTD chưa đa dạng còn đơn điệu,
mới hạn chế ở các sản phẩm truyền thống. Các TCTD chủ yếu áp dụng phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn. Các phương thức khác như cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng, cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng trong q trình giải quyết cho vay, các tổ chức tín dụng vẫn chưa thực hiện đơn giản thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện của địa phương mà vẫn đảm bảo tính pháp lý cao.
Thứ mười một, cơng tác huy động vốn cịn nhiều bất cập.
- Huy động vốn trung và dài hạn cịn nhiều hạn chế. Tính cả nguồn vốn được sử dụng từ vốn ngắn hạn, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn luôn thấp hơn nguồn vốn ngắn hạn. Đây một bất cập trong đầu tư tín dụng ngân hàng cho q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở TP. HCM. Vì vốn cần cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu là vốn trung và dài hạn. Do vậy, tình trạng thiếu vốn cho vay trung và dài hạn đang là một thách
thức đối với nền kinh tế cũng như các TCTD ở TP. HCM. Do đó, các TCTD khơng thể chủ động đầu tư tín dụng cho q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM.
- Hình thức huy động vốn của các TCTD, chủ yếu vẫn dùng các hình thức huy động truyền thống, chưa đa dạng. Nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố là rất lớn, khả năng huy động tại chỗ hiện nay của TCTD trên địa bàn không đáp ứng đủ, một trong nhiều nguyên nhân do các hình thức huy động vốn của các TCTD chưa đa dạng, chưa linh hoạt. Hiện chưa có hình thức huy động vốn phục vụ tại nhà, chưa có hình thức huy động vốn gửi góp, chưa áp dụng rộng rãi hình thức rút tiền bằng thẻ điện tử, ... lãi suất huy động ấn định theo từng thời gian.
- Công tác tuyên truyền quảng cáo trong huy động vốn chưa thực sự coi trọng, cịn nặng về hình thức, nên người dân chưa hiểu biết về tổ chức tín dụng, ngay cả những khách hàng cũng hạn chế hiểu biết về hoạt động của các TCTD. Lúc cần huy động vốn thì làm, khơng cần thì thơi.
- Phong cách giao dịch chưa thực sự đổi mới, thái độ tác phong của một bộ phận cán bộ chưa chuyển kịp với trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường gây ấn tượng không tốt đối với khách hàng gửi tiền. Cịn mang nặng dấu ấn hành chính.
- Chưa tận dụng triệt để nguồn vốn từ bên ngoài thành phố, thông qua nguồn vốn