- UBND thành phố Hồ Chi Minh chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan đẩy nhanh
2.3.1.3 Nhân tố xã hội: Bao gồm số lượng và chất lượng nguồn lao động, phong tục tập
quán, kinh nghiệm sản xuất.. nhất là nhân tố con người có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành và chuyển đổi CCKT, CCKT mang tính chất khách quan nhưng sự hình thành nó nhanh hay chậm, hợp lý hay khơng lại do sự tác động của con người. Trình độ tay nghề, trình độ canh tác của người lao động cao hơn thì sẽ có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch CCKT nhanh hơn và đặc biệt nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch CCKT theo đúng hướng.
Mặt khác, trong giai đoạn đầu chuyển dịch CCKT đối với cả nước nói chung và TP. HCM nói riêng do mức xuất phát điểm rất thấp, tích lũy nội bộ thấp, nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế lớn. Do đó, tình trạng thiếu vốn đầu tư phát triển kinh tế là tất yếu. Bởi vậy, trong đầu tư tín dụng phải xác định được trật tự ưu tiên đối với những đối tượng, những ngành kinh tế trọng điểm cấp bách trong nền kinh tế. Từ đó tạo sự ổn định và phát triển nền kinh tế, đưa ra tiến trình chuyển đổi CCKT hồn thành trong một giai đoạn nhất định.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định được vai trị đặc biệt quan trọng của nguồn vốn và chính sách tín dụng góp phần đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nói chung và trên địa TP. HCM nói riêng. Do vậy, việc định hướng và xây dựng CCKT của cả nước, của từng vùng và của từng địa phương hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực và thế giới là tất yếu khách quan, là nhu cầu khơng thể thiếu được của q trình phát triển kinh tế - xã hội. Và tất cả các hoạt động kinh tế đều hướng vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược đó.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò và tác động của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với q trình chuyển dịch CCKT được thể hiện như sau:
Thứ nhất, hoạt động tín dụng ngân hàng thu hút nguồn vốn tiết kiệm và thúc đẩy
quá trình tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT.
Thơng qua hoạt động tín dụng của các NHTM, các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế được tập trung lại và sau đó được tiến hành phân phối lại để đáp ứng nhu cầu sản
xuất, lưu thơng hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội, trong nền kinh tế khơng chỉ có tái sản xuất giản đơn mà tái sản xuất còn là một quá trình thường xuyên mở rộng và phát triển, do vậy luôn cần một lượng vốn tương ứng.
Thứ hai, hoạt động tín dụng góp phần chuyển tải các tác động của nhà nước đến
các mục tiêu vĩ mô và tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch CCKT.
Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Việc đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mơ hài hịa phụ thuộc một phần vào khối lượng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt thời hạn cũng như đối tượng tín dụng. Vấn đề này lại phụ thuộc các điều kiện tín dụng như lãi suất, điều kiện vay vốn, tài sản đảm bảo, bảo lãnh và chủ trương mở rộng hay hạn chế tín dụng của NHNN trong từng thời kỳ. Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi quy mơ tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng như kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ tác động ngược lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất khác.
Thứ ba, hoạt động tín dụng NHTM góp phần thay đổi CCKT.
Vốn tín dụng ngân hàng là cơng cụ tài trợ chính thúc đẩy các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế phát triển, chuyển dịch theo các định hướng chiến lược; góp phần tác động; kết hợp khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động; tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất, sức lao động và khai thác triệt để các nguồn lực trong nền kinh tế cho quá trình chuyển dịch CCKT.
+ Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Chú trọng đầu tư tín dụng cho ngành nơng nghiệp nhằm chuyển đổi nhanh và mạnh cơ cấu nội ngành, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học để thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng sản phẩm hàng hóa của ngành nơng nghiệp có tính cạnh tranh. Ưu tiên đầu tư sản xuất cho ngành công nghiệp, nhằm đưa tỷ trọng giá trị cơng nghiệp tăng nhanh chóng trong đó đầu tư phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy hải sản, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành có lợi thế so sánh, có lợi thế cạnh tranh về thị trường, nguyên liệu và lao động.
Tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đầu tư mạnh cho ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, Ngân hàng, bưu chính viễn thơng, hàng khơng, du lịch… phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động; mở rộng thị trường trong nước và phát triển mạnh thị trường ngoài nước.
+ Về chuyển dịch các thành phần kinh tế: Với định hướng chiến lược thị trường, với những quan điểm chính sách và những giải pháp thực hiện đa dạng hóa khách hàng khơng phân biệt thành phần kinh tế theo phương châm an tồn, hiệu quả, vững chắc. Tín dụng Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc thương mại, thị trường sẽ tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời với đủ hình thức sở hữu, nhiều DNNN được thực hiện cổ phần hóa, hoặc bán, khốn, cho thuê hoặc được cơ cấu lại cho phù hợp với năng lực quản lý.
Thứ tư, hoạt động tín dụng NHTM góp phần mở rộng và tăng cường quan hệ kinh
tế đối ngoại, giao lưu quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo đúng hướng.
Sự phát triển của hoạt động tín dụng khơng chỉ dừng ở phạm vi trong nước mà còn tăng cường sự hợp tác mở rộng ra cả phạm vi quốc tế, nhờ đó nó mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, tạo điều kiện để các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau hợp tác phát triển. Như vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng đã góp phần mở rộng và khơi thơng thị trường nước ngồi, đây là vấn đề quan trọng, là cơ sở để xác định được phương hướng sản xuất đi liền với chuyển dịch CCKT, phù hợp với nhu cầu của thị trường hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả.
Thứ năm, vốn tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều
kiện cho các DN nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng các khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt động SXKD đáp ứng kịp thời yêu cầu của chuyển dịch CCKT.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế cịn nhiều bất cập, khơng đáp ứng kịp thời nhu cầu của sự phát triển. Mặt khác, phần lớn các DN của chúng ta đều có quy mơ nhỏ, nguồn vốn tích lũy cịn q thấp, khơng đủ khả năng để tự tái đầu tư mở rộng và nâng cao
cường đầu tư vốn. Chính vì lẽ đó, vốn tín dụng của ngân hàng khơng những tham gia vào quá trình SXKD của DN bằng hình thức bổ sung vốn lưu động, mà còn đầu tư vốn trung dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cho quá trình sản xuất. Vốn tín dụng ngân hàng góp phần khai thác các nguồn lực tiềm năng của từng vùng miền tạo ra động lực thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và bền vững.