TỔNG QUAN VÊ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1 Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

- UBND thành phố Hồ Chi Minh chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan đẩy nhanh

2.2 TỔNG QUAN VÊ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1 Cơ cấu kinh tế

2.2.1 Cơ cấu kinh tế

Khái niệm:

Thuật ngữ “cơ cấu kinh tế” được các nhà kinh tế đề cập trên các góc độ khác nhau. Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng: “Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân một nước là tổng thể mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội” [25]; hoặc “Cơ cấu kinh tế là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố, giữa chúng có những mối liên hệ và tương tác qua lại cả về mặt chất lượng lẫn mặt số lượng, trong một khoảng thời gian và trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Tổng thể kinh tế đó cũng ln vận động hướng vào những mục tiêu nhất định” ; hoặc “Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế; gắn với vị trí, trình độ cơng nghệ, quy mơ, tỉ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa tất cả các bộ phận; gắn liền điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định; nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra” [16].

Nội dung cơ cấu kinh tế:

Từ khái niệm nêu trên, cơ cấu kinh tế thể hiện những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, cơ cấu kinh tế bao gồm các cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành

phần.

- Cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân và nội bộ của từng ngành. Cơ cấu ngành kinh tế là một kiểu cơ cấu trong toàn bộ hệ thống các cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, xác định theo mối quan hệ giữa các ngành và nội bộ ngành phân biệt với các loại cơ cấu kinh tế khác.

- Cơ cấu lãnh thổ là biểu hiện vật chất cụ thể của phân công lao động theo lãnh thổ, là khơng gian thích hợp các giao điểm của các q trình và các sự kiện diễn ra trong nó.

Vì thế trình độ hình thành, phát triển và hồn thiện của cơ cấu lãnh thổ hồn tồn phụ thuộc vào trình độ phát triển của phân cơng lao động theo lãnh thổ. Đến lượt mình, trình độ phát triển của phân cơng lao động theo lãnh thổ lại phụ thuộc vào trình độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố,mà động lực chính của nó là cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ.

- Cơ cấu thành phần kinh tế là tổng thể các hình thức kinh tế của các khu vực kinh tế tồn tại trong các mối quan hệ tương tác với nhau, vận động và phát triển phù hợp với các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối) tương ứng với nó.

- Cơ cấu kỹ thuật và công nghệ là tương quan giữa tổng thể các loại trình độ kỹ thuật và cơng nghệ tồn tại được hình thành trong mối quan hệ tương tác giữa cơng cụ thủ cơng, nửa cơ khí, cơ khí tự động hố... trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

- Cơ cấu nguồn lực sản xuất là tương quan giữa các loại nguồn lực được sử dụng trong q trình hoạt động kinh tế, trong đó loại quan trọng nhất là tương quan vốn và sức lao động.

- Cơ cấu của quá trình tái sản xuất xã hội là một cấu trúc của nền kinh tế được xem xét trên phương diện tương quan giữa 4 khâu của quá trình sản xuất - phân phối - lưu thông - tiêu dùng, ....

Các yếu tố cơ cấu của nền kinh tế nêu trên đều dựa trên mối quan hệ hữu cơ giữa chúng với nhau và đều thể hiện vai trị của nó trong việc chi phối sự hình thành, phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia ở từng thời kỳ.

Thứ hai, cơ cấu kinh tế ln mang tính khách quan, tính lịch sử cụ thể cả về mặt

về thời gian và khơng gian.

Qua đó chỉ ra, sự hình thành và vận động về mặt cơ cấu hay cấu trúc của một nền kinh tế nhất định luôn bị chi phối bởi các quy luật khách quan. Vận động của các quy luật khách quan làm thay đổi cơ cấu của mỗi nền kinh tế. Ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, mỗi nền kinh tế thường có điều kiện, trình độ phát triển khác nhau, mức độ hoạt động và phát huy ảnh hưởng của các quy luật kinh tế khách quan cũng khác nhau, do đó cơ cấu của mỗi nền nền kinh tế, ở mỗi thời kỳ ln có những nét đặc thù. Kết quả là ln tồn tại sự khác biệt mang tính khách quan về cơ cấu kinh tế của các địa phương, các vùng, hay

các quốc gia. Những khác biệt này sẽ thay đổi cùng với quá trình vận động, phát triển của nền kinh tế.

Thứ ba,cơ cấu kinh tế luôn chịu sự tác động của con người,

Tuy cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan, song cũng ln chịu sự tác động của con người; vì vậy nó ln bao hàm tính hướng đích. Nói cách khác, trong mỗi giai đoạn nhất định, sự hình thành, vận động của chúng ln hướng tới những mục tiêu kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhất định.

Điều này được thể hiện khi nghiên cứu vai trị, vị trí, tầm quan trọng của yếu tố con người với tư cách một yếu tố không thể thiếu của cơ cấu kinh tế và là chủ thể của nền kinh tế. Với tư cách là chủ thể của nền kinh tế, con người chủ động vận dụng các quy luật kinh tế để tổ chức xây dựng cơ cấu kinh tế đảm bảo sao cho đạt được những mục đích nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)