Biện pháp 4: Tạo điều kiện hỗ trợ dạy học theo quan điểm dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 93 - 98)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các biện pháp quản lý

3.2.4. Biện pháp 4: Tạo điều kiện hỗ trợ dạy học theo quan điểm dạy học

phân hóa

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Một nhà trường phát triển bền vững là nhà trường mà hai nguồn vốn nhân lực (GV) và vật lực (CSVC - Thiết bị DH) phát triển hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Bên cạnh việc bồi dưỡng GV, nâng cao năng lực DH theo quan điểm DHPH

phải kết hợp với tạo điều kiện tối đa trong khả năng tài chính hiện có để trang bị và QL tốt CSVC trường học phục vụ DH theo quan điểm phân hóa cùng với mơi trường DH dân chủ nhằm chuyển tải nội dung giảng dạy một cách linh hoạt, hiệu quả và phát huy niềm say mê, tự giác học tập của HS cũng như lòng say mê nghề nghiệp của GV.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp và cách tiến hành

Căn cứ vào kế hoạch DH, nhà trường xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng kế hoạch CSVC - Thiết bị DH phục vụ dạy và học theo quan điểm phân hóa phù hợp với năng lực kinh tế tài chính mà nhà trường được cung ứng theo định mức đề ra.

Song song với việc xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị DH, hiệu trưởng cần có các biện pháp để bảo đảm việc sử dụng thiết bị DH và phịng bộ mơn đúng chức năng, hiệu quả và phát huy tác dụng tích cực trong việc truyền tải kiến thức và mở mang sự hiểu biết của HS.

- Chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả CSVC - thiết bị DH hiện có và tự làm Việc sử dụng thiết bị DH trong các nhà trường không chỉ là công việc riêng của GV. Nó gắn với các khâu cung cấp bảo quản, với kế hoạch, dự toán thanh lý, nó liên quan đến người QL nhà trường, nhà sản xuất, nhà cung ứng.

Việc sử dụng có hiệu quả thiết bị DH trong các nhà trường phải tuân thủ theo các bước:

+ Kế hoạch hóa; + Tổ chức thực hiện; + Điều hành;

+Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh phân tích, rút kinh nghiệm.

Cần nâng cao nhận thức cho GV về việc sử dụng TBDH nhằm giúp họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị này, phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học là điều thiết yếu.

Tổ bộ mơn lên kế hoạch DH thì nhất thiết trong kế hoạch này phải có mục đề xuất các thiết bị DH cần sử dụng. Tổng hợp các kế hoạch này nhà trường có kế hoạch về TBDH của tồn trường.

Với quy trình kế hoạch này mỗi tổ bộ mơn lại quy định cho GV khi lên kế hoạch giảng bài cho mỗi tiết học của mình phụ trách phải có kế hoạch thiết bị DH phục vụ bài giảng đó.

Kế hoạch này phải nêu ra được: sẽ sử dụng thiết bị DH gì cho nội dung nào của bài giảng; thiết bị DH đó khai thác ở đâu (trong phịng thí nghiệm, trong phịng bộ mơn, hay tự tạo ra); những kiến nghị và đề xuất với nhà trường về TBDH cho mơn mình, cho bài giảng mình được phân cơng.

Như đã nêu ở phần thực trạng, CSVC, thiết bị DH trong các trường THCS hiện nay vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu chủng loại,...Cịn có một khoảng cách giữa những người cấp phát vốn cho các nhà trường, cấp QL nhà trường và các nhà cung cấp thiết bị DH. Thường thì các nhà trường thiếu vốn để trang bị thiết bị DH theo quy định.

Để lấp được khoảng cách này phải thực hiện các công việc sau:

Dự toán về nhu cầu trang thiết bị DH của mỗi nhà trường. Khi đã được cấp trên duyệt thì người cung cấp vốn phải cung cấp kịp thời.

Các nhà trường phải tuân thủ đúng yêu cầu về QL tài chính đối với TBDH. Qua khảo sát cho thấy vấn đề nhân viên chuyên môn phụ trách TBDH cho các trường hầu như khơng có, họ chỉ làm cơng tác kiêm nhiệm. Vấn đề là cần chọn cử GV có năng lực, có tinh thần trách nhiệm phụ trách việc bảo quản, khai thác, sử dụng trang thiết bị DH và phải bồi dưỡng năng lực kĩ thuật chuyên dụng cho đội ngũ phụ trách TBDH này kịp thời, hiệu quả.

Xây dựng môi trường sư phạm đối với vấn đề TBDH. Đó là mơi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người QL nhà trường, nâng cao sự hăng hái sử dụng TBDH của GV vào việc đổi mới PPDH, nâng cao thói quen kết hợp học với hành của người học ít nhất qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực hành thí nghiệm.

Xây dựng hệ thống phòng bộ môn theo hướng ngày càng chun mơn hóa, đảm bảo cho GV và HS có thể DH theo phịng bộ mơn. Phịng bộ mơn về thực chất tạo ra những điều kiện thuận lợi cho GV và HS sử dụng TBDH đảm bảo sự thoải mái về tâm lý, về vệ sinh học đường, về tổ chức lao động một cách khoa học, gây được hứng thú hoc tập, phát triển tư duy kĩ năng của HS trong giờ học.

Trong điều kiện chưa thể xây dựng phịng học bộ mơn cho từng mơn học thì có thể xây dựng phịng bộ mơn cùng đặc thù như: phịng nghe nhìn; phịng lý hóa; phịng kĩ thuật; phịng hóa sinh... và các phịng chuyên dụng như phòng tin học, phòng học ngoại ngữ.

Ngồi hệ thống các phịng bộ mơn, các nhà trường cũng phải cải tạo hệ thống các lớp học, trường học đảm bảo các yêu cầu: đủ ánh sáng, chống ồn, ẩm... tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng thiết bị DH từ khâu di chuyển đến khâu minh họa... giúp cho HS lĩnh hội có hiệu quả bài giảng, giúp cho GV lao động sư phạm trong giờ giảng không bị hao tổn quá nhiều sức.

Trong việc tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi đối với việc sử dụng TBDH cịn có vấn đề phát động được sự hăng hái tự làm thiết bị DH của GV và HS.

Tóm lại: Tạo điều kiện về CSVC - thiết bị DH phục vụ DHPH là giải

pháp đi tới mục tiêu:

- Có đủ phịng học bộ mơn, phòng thực hành; - Thiết bị DH đủ theo kế hoạch DHPH;

- Thiết bị DH ngày càng tiên tiến so với sứ mệnh mục tiêu của nhà trường; - Thiết bị DH ngày càng đồng bộ về cơ cấu chủng loại;

- Cấp QL nhà nước quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị DH;

- GV hăng hái có ý thức tự giác sử dụng thiết bị DH;

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Sự quan tâm đầu tư của Uỷ ban Nhân dân thành phố, Sở và Phòng GD&ĐT, Sở Tài chính về kinh phí cho việc tăng cường CSVC nhà trường.

Sự quan tâm của xã hội hỗ trợ nhà trường về vật lực, tài lực, giúp tăng cường CSVC theo tinh thần xã hội hóa giáo dục.

Sự QL chặt chẽ của hiệu trưởng nhà trường và các GV được phân công phụ trách công tác CSVC - thiết bị DH.

Ban Giám hiệu nhà trường sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm đến xây dựng CSVC - thiết bị DH, đảm bảo kinh phí cần thiết cho bảo quản và duy trì tốt trạng thái HĐ của CSVC - thiết bị DH môn học.

Xây dựng kế hoạch sử dụng, sửa chữa và mua sắm thiết bị phục vụ DH hàng năm.

Từng bước trang bị máy tính và sử dụng các phần mềm QLDH một cách hệ thống có hiệu quả, như ứng dụng phần mềm QL hồ sơ HS, QL sĩ số HS, QL thời khóa biểu… Từng bước xây dựng website của nhà trường để phản ánh cơng khai chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường cũng như công khai các điều kiện và tình hình học tập, rèn luyện của HS...

Mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức tin học cho toàn thể CBQL, GV, nhân viên. Mời chuyên gia hướng dẫn kĩ năng sử dụng khai thác các tính năng ưu việt của máy tính, máy chiếu, các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

Bên cạnh đó tổ chun mơn và GV phải nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của CSVC - thiết bị DH đối với việc HS tự chiếm lĩnh tri thức mới, khám phá ra những tri thức mới, đối với thực hiện đổi mới giáo dục, đảm bảo chất lượng DH, đổi mới PPDH,... thực hiện tốt trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc QL, sử dụng, khai thác và đê xuất hoàn thiện CSVC - thiết bị DH cho môn học.

Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tư tưởng, chính trị và chun mơn nghiệp vụ cho GV hàng năm. GV có tinh thần tự học,

tự bồi dưỡng, coi đó là nhu cầu, mục đích sống của bản thân và coi nhà trường như là ngơi nhà thứ hai của mình.

Hàng năm, nhà trường có kế hoạch trình Sở Giáo dục và Đào tạo về cơng tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV để có kinh phí và thời gian cần thiết để thực hiện cơng tác bồi dưỡng phù hợp với chương trình HĐ của ngành.

Chỉ đạo và điều hành bộ phận văn thư, hành chính thực hiện cơng tác QL dữ liệu trong máy tính như QL cơng văn, theo dõi HĐ giáo dục theo kế hoạch của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)