Chức năng của dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3. Đặc trưng của dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa

1.3.6. Chức năng của dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa

Trong lịch sử giáo dục, vấn đề DHPH đã có từ lâu. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ 20 đã dấy lên phong trào giáo dục hiện đại nhằm khắc phục những hạn chế của giáo dục truyền thống là nền giáo dục đã cho ra những sản phẩm "tiêu chuẩn" mà không để ý đến sự khác biệt giữa các cá nhân (cao thấp, khoẻ yếu, giới tính, khí chất, tính cách, nhu cầu nguyện vọng…) do đó bị thiếu tính linh hoạt, khả năng ứng biến kém, xem nhẹ cá tính, bảo vệ sức ì và tính bảo thủ.

Ngày nay, HS đến trường đang có xu hướng quan tâm đến các cơ hội lựa chọn ngành nghề, khả năng phát huy được tính sáng tạo, mức độ độc lập trong học tập, khả năng cống hiến… Vì vậy, giáo dục nhà trường nhấn mạnh việc giúp HS nhận thức thế giới một cách sáng tạo, linh hoạt, tích cực, chú trọng phát triển cá tính, quan tâm phát huy sở trường của HS. Nhưng để làm được điều này, cần có những cơ sở khoa học về những khác biệt cá nhân người học, trong đó, kết quả nghiên cứu tâm lí học là một nguồn tư liệu quan trọng.

Ở nhiều nơi trên thế giới, DHPH từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu, thực hiện và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. DHPH có thể được xem xét trên hai cấp độ: Cấp độ xã hội và cấp độ cá nhân

* Ở cấp độ xã hội, thực hiện DHPH là thực hiện dân chủ hoá nền giáo dục. Đây là xu thế rất được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới nhằm phát huy hết nguồn lực của người học, tạo mọi điều kiện để người học khắc phục những trở ngại, tiếp tục học tập và phát triển không ngừng tuỳ theo sở trường, năng khiếu và điều kiện cụ thể của mình.

Ở cấp độ này, thực hiện DHPH là thực hiện yêu cầu phân luồng sau THCS và Trung học Phổ thơng. Đó là nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân: Một mặt làm cho hệ thống giáo dục có cấu trúc hợp lí, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác giúp HS có thể chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập, phù hợp với năng lực, hứng thú, hoàn cảnh của các em và yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

* Ở cấp độ cá nhân, thực hiện DHPH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân của mỗi HS, giúp HS thành công thông qua việc đáp ứng một cách nhanh nhạy những nhu cầu, hứng thú học tập đa dạng, những khác biệt về trình độ nhận thức, ngôn ngữ… của HS. Đây cũng là cấp độ mà đề tài này muốn hướng đến khi phân tích cơ sở tâm lí học của DHPH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 36 - 38)