Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học theo quan điểm dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 98 - 99)

8. Cấu trúc của đề tài

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học theo quan điểm dạy

học phân hóa

Để phát huy được hiệu quả của một số biện pháp QLDH theo quan điểm DHPH ở trường THCS Trưng Vương Uông Bí, lãnh đạo trường cần phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp, thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời CBQL còn phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trước hết CBQL nhà trường cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại. Bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức (biện pháp tiên đề). Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên, để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy, CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.

Biện pháp 2 (biện pháp cơ bản), sự phân cấp QL tạo ra được sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi tổ chuyên môn, của mỗi GV trong việc lựa chọn áp dụng linh hoạt nội dung chương trình, PPDH sao cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh, năng lực của HS và điều kiện hiện có của nhà trường, phù hợp với kinh tế - xã hội vùng miền. Thực hiện tốt biện pháp này tức là lấy sự tiến bộ về

nhân cách của HS để chỉ đạo cho mọi hành động. Đây là điều quan trọng trong việc QL DH theo quan điểm DHPH.

Biện pháp 3, xác định trách nhiệm cộng tác giữa GV và CBQL nhà trường (biện pháp đảm bảo chất lượng HĐ từ phía đội ngũ GV và CBQL); Như vậy biện pháp 3 sẽ giúp CBQL khích lệ GV phát huy nội lực về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trách nhiệm với các thế hệ HS, với nhà trường. Trên cơ sở đó giúp GV tránh được tình trạng đối phó với các cuộc vận động đổi mới PPDH.

Biện pháp 4: Tạo điều kiện hỗ trợ cho DH theo quan điểm DHPH, đây là biện pháp hỗ trợ.

Như trên cho thấy, 4 biện pháp đã nêu có tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau để thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục đích đã đề ra. Do đó, CBQL nhà trường cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác QL của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)