QL đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4. Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường THCS

1.4.1. QL đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về

1.4.1. QL đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa học theo quan điểm dạy học phân hóa

Trong xã hội hiện đại, vai trò, vị trí và chức năng của nhà trường nói chung và của người thầy giáo nói riêng đã có những thay đổi to lớn và căn bản. Vị trí trung tâm trong q trình DH đang chuyển dần từ người GV sang người học - HS với yêu cầu giáo dục và đào táo những thế hệ kế tiếp để trở thành những con người năng động và sáng tạo, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống hiện đại. Người GV khơng chỉ có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần, tuy rằng chức năng này vẫn cần thiết ở các mức độ thích hợp mà cịn có nhiệm vụ dạy cho HS cách học, cách thu nhận và xử lý kiến thức, các tình huống trong thực tiễn đời sống đa dạng… . Nói cách khác, người GV trong nền giáo dục hiện đại không chỉ được coi là người truyền thụ cái đã chính thống, người cung cấp những thơng tin được soạn thảo trên cơ sở những điều có sẵn, người thừa hành mà phải là người đề xướng, thiết kế nội dung và phương pháp dạy nhằm làm thay đổi thị hiếu, hứng thú người học, là người giúp cho HS biết cách học, cách tự rèn luyện.

Trong nền giáo dục hiện đại, vai trò của người GV đã có thay đổi theo các phương hướng lớn sau đây:

+ Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung DH và giáo dục.

+ Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của HS, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội.

+ Coi trọng hơn việc cá biệt hóa trong học tập, thay đổi tính chất quan hệ thầy trị.

+ Yêu cầu sử dụng rộng rãi và chặt chẽ hơn những phương tiện DH hiện đại do đó có yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết.

+ Yêu cầu hợp tác chặt chẽ hơn mối quan hệ với cha mẹ HS và cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Yêu cầu GV tham gia các HĐ rộng rãi trong và ngoài nhà trường. + Giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với HS, nhất là đối với HS lớn và với cha mẹ HS.

DHPH có tên tiếng Anh là “differentiated instruction” hay “differentiated teaching” đã được thực hiện mấy thập kỉ qua ở nhiều nước từ Thụy Sỹ và Pháp, nó được truyền qua Đại Tây Dương, đặc biệt phát triển ở Hoa Kỳ. Nó ra đời và phát triển do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại là :

+ Nhờ những thành tựu mới có được những nghiên cứu gần đây về bộ não người;

+ PPDH truyền thống, xét trên nhiều phương diện, khơng cịn hồn tồn phù hợp với các lớp có những HS khơng thuần nhất về hứng thú, sở thích học, tâm thế sẵn sàng và mơ hình học.

Guild và Garger (1998) cũng phê phán gay gắt rằng trong khi chúng ta với tư cách là những nhà giáo dục bị thách thức bởi tính đa dạng trong thành phần đối tượng HS thì chúng ta lại khơng đáp ứng được đầy đủ những khác biệt đó. Thay vào đó chúng ta có xu hướng làm ngơ những khác biệt của HS và dựa vào cách tiếp cận “dạy cho những HS trung bình” hay “một giáo án chung cho tất cả” mà theo những cách tiếp cận đó, tất cả HS có thể chỉ được đọc cùng một giáo trình, thực hiện cùng một HĐ bài học, làm việc cùng một tốc độ, làm cùng một bài tập về nhà và làm cùng một bài kiểm tra. Kết quả thu được rất đáng thất vọng với nhiều HS. Những HS thành công trong công việc được giao khơng có chút thách thức nào và do đó, việc học trở nên buồn tẻ. Đối với những HS thấy việc học quá khó hoặc những HS có cách học có nhiều ưu điểm về trí thơng minh, kết quả cũng kém do những nhu cầu khác nhau của họ không được đáp ứng. GV thất vọng do họ không dạy được hết tất cả HS. Trong nỗ lực tìm kiếm cách tạo ra HĐ tích cực, nhiều GV phát hiện ra rằng có thể đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của HS bằng cách DHPH.

Mục đích của DH theo quan điểm DHPH là phát triển tối đa phát triển của mọi HS bằng cách đáp ứng nhu cầu của chúng và giúp chúng tiến bộ. Trong thực tế, nó gồm cả việc cung cấp cho HS một số kinh nghiệm học để đáp lại yê u cầu đa dạng của HS. Như vậy, để làm chuyển biến nhận thức về bản chất DH theo quan điểm DHPH trong CBQL, GV...người hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức để CBQL, GV được nghe, được bàn, được thảo luận trên cơ sở được trang bị những tri thức cập nhật về những thành tựu của khoa học và nhận thức được việc thay đổi quan niệm về DH là tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 38 - 40)