Cơ sở giáo dục học của dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 29 - 31)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3. Đặc trưng của dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa

1.3.3. Cơ sở giáo dục học của dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa

Xuất phát từ chức năng giáo dục, xét đến cùng, là chức năng phát triển. Mục đích cuối cùng của giáo dục là giúp mỗi cá nhân phát triển và trên cơ sở đó tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục

và đào tạo hướng tới là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trên nền xây dựng nhân cách. Theo đó, cá nhân chỉ có thể có sự phát triển tối đa khi nhà giáo dục và hệ thống giáo dục đáp ứng những khả năng, những nhu cầu, nguyện vọng bằng một chương trình nội dung và cách thức phù hợp. Tương tự như thế, xã hội sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn nếu nguồn nhân lực được đào tạo theo định hướng phân hoá, phù hợp với cơ cấu lao động xã hội và định hướng phát triển của từng loại ngành nghề khác nhau, từ đó đáp ứng những yêu cầu phát triển của thời kỳ mới cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục: Lý luận giáo dục học, dù ở phương Đông hay phương Tây, dù ở thời đại nào cũng đều nhất quán nguyên tắc “tính phù hợp” tương đối cho các HĐ DH và giáo dục. Nguyên tắc này thể hiện rõ tư tưởng về DHPH và được phát biểu khá nhất quán: đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong DH; đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong q trình giáo dục. Sau này, trong các tài liệu giáo dục khác, nguyên tắc đó được khẳng định lại: Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi; đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hố…

Khi phân tích người học, Burns đã đưa ra Định đề: - Khơng có hai người học cùng một tốc độ tiến bộ. - Khơng có hai người học sẵn sàng học cùng một lúc.

- Khơng có hai người học sử dụng những kĩ thuật giống nhau.

- Khơng có hai người học giải quyết vấn đề một cách thật giống nhau. - Khơng có hai người học cùng chung một trình tự hành vi.

- Khơng có hai người học cùng chung một hứng thú.

- Khơng có hai người học đều có động cơ thúc đẩy đạt đến mục đích chung. Như vậy ta thấy rằng: Mỗi người học đều có phẩm chất tâm lý, có những ước mơ hồi bão, có hồn cảnh sống, có sức khoẻ, có trình độ xuất phát, có trí thơng minh, có phong cách học tập, có mục đích học khác nhau…cho nên họ

học khác nhau. Trong giảng dạy, nếu biết tơn trọng sự khác biệt đó và tiến hành DH theo năng lực của HS thì có thể thu hẹp sự khác biệt về năng lực tiếp thu và vận dụng tri thức mới. Bên cạnh đó, nếu chú ý đến tình cảm, ý chí và tính cách, biết phát huy tính tích cực tham gia học tập của từng HS thì chất lượng DH được nâng lên một cách thực chất, bền vững.

DHPH đó là chiến lược DH dựa vào sự khác biệt của nhóm hay cá nhân người học nhằm làm cho chương trình, bài giảng và quá trình DH nói chung thích ứng tốt hơn với những khác biệt này, với người học, nhờ vậy có thể đạt hiệu quả cao hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 29 - 31)