Quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo quan điểm dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 42 - 46)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4. Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường THCS

1.4.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo quan điểm dạy học phân hóa

Để QL HĐ dạy của GV theo quan điểm DHPH, hiệu trưởng cần tập trung vào các nội dung đổi mới chủ yếu sau đây:

1.5.3.1. Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên

Phân cơng giảng dạy cho GV có liên quan chặt chẽ đến cơng tác tổ chức nhân sự. Chất lượng DH phụ thuộc vào quyết định phân công, phân nhiệm của hiệu trưởng. Vì vậy, để QL được việc phân cơng giảng dạy cho GV, trước tiên hiệu trưởng phải nhận thức được GV tuy có trình độ ngang nhau nhưng năng lực, sở trường, điều kiện, hồn cảnh, sức khỏe khác nhau. Việc phân cơng đúng người đúng việc sẽ phát huy vai trò cá nhân trong tập thể, tạo điều kiện để họ tự khẳng định mình. Ngồi ra cịn giúp họ tự tin, tăng thêm lòng yêu nghề. QL việc phân công giảng dạy là đầu mối quan trọng trong mọi HĐ của nhà trường. Vì thế, người hiệu trưởng cần nắm thật chắc chất lượng đội ngũ, hiểu rõ đặc điểm, sàng lọc thơng tin, đánh giá chính xác, thận trọng.

Bên cạnh đó, cần xem xét quyền lợi của HS, tham khảo yêu cầu của phụ huynh HS, nguyện vọng của GV để phân công phù hợp, đáp ứng các yêu cầu trên. Việc phân công các GV bộ môn dạy cùng khối lớp nên có cùng những đồng chí đã có thâm niên về giảng dạy với những đồng chí có kinh nghiệm chưa nhiều…

1.4.3.2. Quản lý lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và giáo viên

Việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào chương trình DH quy định phần cứng và phần mềm, dựa vào trình độ, kĩ năng sư phạm của GV, khả năng HS,

kết quả học tập của những năm trước và đi ều kiện cụ thể của nhà trường đảm bảo cho DH để xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ bộ môn,…

Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch DH theo quan điểm DHPH, đây thực chất là thiết kế chương trình DH chi tiết cần phải dựa trên kết quả đánh giá đầu vào về khả năng/năng lực, nhu cầu, cách học và điều kiện học tập của HS. Việc thực hiện chương trình phải dựa vào sự lựa chọn của HS và của GV qua các mức độ khó, nhịp độ và hình thức học tập của HS một cách phù hợp. Các em HS giỏi phải được học ngang tầm với khả năng đ ể có thể phát triển tối đa những tiềm năng sẵn có và nhu cầu, ham muốn của mình, ngược lại những HS yếu, kém được học phù hợp với khả năng sao cho có thể nâng cao trình độ, khơng có cảm giác sợ hoặc chán nản với việc học tập.

1.4.3.3. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Việc chuẩn bị bài lên lớp là khâu rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng DH, gồm các khâu: chuẩn bị từng chương, từng học kì; chuẩn bị từng tiết dạy/bài soạn; chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng DH; các hồ sơ DH của GV.

QL tốt việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp theo quan điểm DHPH, người hiệu trưởng đặc biệt lưu tâm đến những công việc sau đây:

+ Chỉ đạo tổ chuyên thống nhất kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp;

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất quy định bài soạn thể hiện tinh thần phân hóa HS, hướng dẫn việc soạn bài tỉ mỉ, thống nhất nội dung và hình thức nhưng khơng rập khn, máy móc, tránh sao chép.

+ Cung cấp sách GV, sách tham khảo, CSVC trường học…

+ Chỉ đạo GV phải biên soạn và nộp đề cương bài soạn về tổ chuyên môn. + Giao tổ chuyên môn tăng cường kiểm tra giáo án, kiểm tra hồ sơ và phiếu báo giảng…

+ Dự giờ để đánh giá soạn giảng qua bài giảng trên lớp.

1.4.3.4. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Giờ lên lớp quyết định chất lượng DH, GV là người trực tiếp điều khiển, hướng dẫn HS học tập đạt kết quả. Người hiệu trưởng tác động gián tiếp đến

hiệu quả giờ lên lớp, cho nên để QL tốt giờ lên lớp thể hiện theo quan điểm DHPH cần phải trung vào các vấn đề sau:

+ Yêu cầu GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy từng tuần, học kì, năm có thể hiện rõ việc quan tâm đến từng đối tượng HS…

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn trên cơ sở quy định của nhà trường, xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp thể hiện tính chất phân hóa.

+ Tổ chức dự giờ thăm lớp định kì, đột xuất có rút kinh nghiệm, phân tích đánh giá giờ dạy.

+ Chỉ đạo áp dụng chuẩn giờ lên lớp cũng như việc áp dụng nguyên tắc DH theo quan điểm DHPH trong DH của GV để kiểm tra đánh giá, từng bước nâng cao chất lượng DH.

+ Cùng với việc kiểm tra trực tiếp giờ dạy, hiệu trưởng cũng cần chú ý đến công tác thu thập thông tin của HS, đồng nghiệp, phụ huynh HS về GV bộ môn.

1.4.3.5. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Để đảm bảo được những yêu cầu về đổi mới PPDH theo tư tưởng DH hướng vào người học, người hiệu trưởng cần có những tác động thiết thực như:

+ Đổi mới nhận thức của CBQL và GV, xác định đổi mới PPDH là phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của GV và HS, tránh áp đặt.

+ Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng khuyến khích sử dụng hợp lí các đồ dùng DH; động viên và tạo điều kiện cho GV tự làm đồ dùng DH; tăng dần việc sử dụng trang thiết bị DH, ứng dụng công nghệ thông tin vào DH; từng bước tổ chức các phịng học bộ mơn…

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về PPDH tích cực có liên quan nhiều đến kĩ thuật DH theo quan điểm DHPH sao cho phù hợp với thực tế CSVC của nhà trường cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hồn cảnh gia đình của HS.

+ Chỉ đạo thực hiện các giờ thao giảng thể hiện về lựa chọn và sử dụng hình thức tổ chức DH theo quan điểm DHPH.

+ Khuyến khích, tơn vinh những cá nhân thực hiện tốt việc DH theo quan điểm DHPH, có các biện pháp hành chính, tâm lí và kinh tế để thúc đẩy GV thực hiện đổi mới PPDH.

+ Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS; đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng GV.

1.4.3.6. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Để QL sinh hoạt tổ chuyên môn theo tinh thần phân hóa HS, hiệu trưởng cần chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn thực hiện các nội dung sau:

+ Có kế hoạch tổ chức cho GV học tập, nắm vững các mục tiêu, nội dung chương trình, SGK, quy chế chuyên môn, các nguyên tắc về DHPH...

+ Yêu cầu tổ chuyên môn sinh hoạt theo đúng quy định của Điều lệ trường THPT.

+ Yêu cầu xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ.

+ Yêu cầu đổi mới chất lượng sinh hoạt của tổ, nhóm chun mơn.

+ Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên nội dung kết quả HĐ.

1.4.3.7. Quản lý việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa cho giáo viên

Để QL việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực DH theo quan điểm DHPH cho GV, hiệu trưởng chú ý các vấn đề sau:

+ Hiệu trưởng lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực DH theo quan điểm DHPH cho GV một cách hệ thống, bài bản và có kiểm tra, đánh giá việc áp dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy.

+ Chỉ đạo thực hiện một số giờ dạy mẫu theo quan điểm DHPH ở tất cả các bộ môn và thảo luận rút kinh nghiệm, bàn bạc, thống nhất, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng DH theo quan điểm này.

+ Phân cơng GV có kinh nghiệm, năng lực vững vàng giúp đỡ GV mới, GV ít kinh nghiệm… Giúp GV có ý thức tự học hỏi, khiêm tốn, cầu thị.

+ Tạo điều kiện cả về thời gian và kinh phí để hỗ trợ, động viên GV dự các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, tham quan học tập cũng như việc tự bồi dưỡng.

+ Bản thân hiệu trưởng phải là tấm gương về tự học, tự rèn luyện, gương mẫu trong học tập, bồi dưỡng để mọi người noi theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học cơ sở trưng vương, uông bí, quảng ninh​ (Trang 42 - 46)