TRỊNH THỊ NUÔI EM CHỒNG

Một phần của tài liệu nhung-cau-chuyen-duc-hanh-phu-nu (Trang 27 - 29)

sinh Hàn Dũ. Sau khi Hàn Dũ được sinh ra một năm thì cha mẹ qua đời, chàng được một tay Trịnh Thị nuôi dưỡng. Mỗi ngày, Trịnh Thị đều vất vả chăm lo cuộc sống ăn ở của Hàn Dũ, hễ trời trở lạnh nàng mau chóng mặc thêm áo khoác cho em, em đói bụng thì làm món ngon cho em ăn. Lúc Hàn Dũ còn trẻ theo anh trai của mình đến Thái Châu nhậm chức, về sau anh của Hàn Dũ bị người phỉ báng, biếm chức đến Thiều Châu, đau buồn quá đỗi mà qua đời. Thiều Châu cách quê nhà rất xa, tuy con vẫn còn rất nhỏ lại trong hoàn cảnh gian khổ khó khăn như thế, Trịnh Thị vẫn đưa con cùng linh cữu của chồng về an táng tại Hà Dương. Có một lần nàng âu yếm con trai, đồng thời chỉ tay vào Hàn Dũ mà rơi lệ thảm thiết nói rằng: “Hai đời nhà họ Hàn giờ chỉ còn lại hai chú cháu

côi cút bơ vơ này mà thôi”, nói đoạn không cầm lòng được, nước mắt lã

chã như mưa. Trịnh Thị dạy bảo Hàn Dũ rất nghiêm khắc, còn động viên chàng không ngừng cầu tiến. Về sau, Hàn Dũ trở thành một vị đại Nho đương thời, đây đều nhờ vào công lao khổ cực của chị dâu. Khi chị dâu qua đời, Hàn Dũ đau lòng đến đỗi ngất đi tỉnh lại mấy lần.

Lời bàn: Làm tang lễ cho chị dâu, lễ tiết này từ thời Hàn Dũ mà bắt đầu có. Hàn Dũ mặc dầu lên một tuổi cha mẹ đều qua đời nhưng nhờ có chị dâu nên được nuôi dưỡng thành người. Tuy là chị dâu nhưng ơn ấy so với mẹ ruột không khác. Trịnh Thị không quản ngại đường xa mang linh cữu chồng trở về quê hương, ngậm đắng nuốt cay, cơ hàn bức bách để nuôi em trai của chồng thành người. Em trai trở thành vị đại Nho thì công lao ấy chính là của nàng vậy.

VƯƠNG THỊ

Thời nhà Tống, vợ của Trần An Tiết là Vương Thị vô cùng hiếu thuận. Bà vừa phụng dưỡng cha mẹ chồng, lại còn có thể nuôi dạy cô nhi và cứu giúp những người thân trong gia tộc. Người trong thôn ai cũng kính trọng bà. Khi Vương Thị mới được gả vào nhà họ Trần thì em gái của chồng còn rất nhỏ. Bà đã nuôi dạy em gái chồng như mẹ ruột. Đến khi cô em đến tuổi kết hôn, bà lại chuẩn bị nữ trang hết lòng chu đáo. Sau khi cha mẹ chồng qua đời, em gái chồng quay về nhà đòi chia di sản của cha mẹ. Vương Thị đã đem hết của cải trong nhà đưa cho em gái chồng. Nào ngờ số tài sản đó đã bị người chồng của em gái nướng sạch. Sau khi Vương Thị biết được việc này đã bán ruộng để mua nhà cho vợ chồng em gái có chỗ nương thân, đồng thời còn nuôi dạy con trai của họ. Đến khi con trai của họ chết đi, nàng còn nuôi dưỡng con trai của đứa con trai ấy. Bà con thân thích nghèo đến nỗi chẳng có cơm ăn, Vương Thị đem tiền đến chu cấp cho họ, giáo dục họ, còn giúp họ thành gia lập nghiệp. Những người nhận ân huệ của Vương Thị có đến ba bốn mươi người. Về sau, con cái của bà cũng vâng theo lời bà dạy dỗ, năm thế hệ cùng chung sống với nhau mà mỗi người đều hiếu thuận với cha mẹ, hữu ái với anh em. Năm Càn Đạo, triều đình đã biểu dương cả nhà Vương Thị.

Lời bàn: Vương Thị chỉ là một người đàn bà mà có thể trị lý gia tộc chỉnh tề, lại còn khiến gia tộc ngày một phát đạt. Bà không chỉ phụng dưỡng cha mẹ chồng mà còn dùng hậu đức (đức dày) đối đãi với em gái chồng, con của em gái chồng và cả đứa cháu của em gái chồng. Người thân thuộc khác nhận ân huệ của bà cũng chẳng ít. Chỉ có gia đình giàu có mới làm được những điều này, nhưng bà vẫn thân cận thương yêu giúp đỡ mọi người, ưa thích làm việc thiện không biết mỏi. Vậy thì có gia đình giàu có nào có thể sánh được với bà đây?

NHƯỜNG CON CHO EM

Một phần của tài liệu nhung-cau-chuyen-duc-hanh-phu-nu (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)