anh em, cả hai người đều không con. Người anh bèn nhận một đứa trẻ trong gia tộc về nuôi dưỡng, đặt tên là Chương Hủ (栩). Nào ngờ không
lâu sau đó, vợ của anh sinh được một đứa con trai, lại đặt tên là Chương Hủ (詡). Người em trai nói rằng: “Anh đã sinh được con trai rồi vậy còn
cần đứa con nuôi làm gì nữa, hay là để nó cho em nuôi đi”. Người anh
bèn bàn với vợ. Lúc ấy vợ của anh vẫn còn ở cữ đã nói rằng: “Chúng mình không có con nên mới nhận nó về nuôi, sanh được con rồi thì bỏ
nó đi. Người khác sẽ nhìn thiếp thế nào đây?”. Người em trai nài nỉ
thêm ba lần nữa, sau cùng người chị dâu trả lời rằng: “Chúng tôi thật
không còn cách nào khác, sẽ đưa con ruột của chúng tôi cho chú vậy”.
Người em không dám nhận, nhưng chị dâu mười phần thành ý, sau cùng vẫn giao con ruột của mình cho em trai chồng nuôi. Về sau, hai anh em Chương Hủ trưởng thành. Con trai của Chương Hủ (栩) (con nuôi) đặt tên là Chương Tiều, Chương Dửu và con trai của Chương Hủ (詡) (con
ruột) tên là Chương Chú, Chương Giám, trước sau đều thi đỗ Tiến sĩ. Từ
đó, ở quê hương gia đình họ Chương đã trở thành một gia đình danh vọng.
Lời bàn: Anh em trong thế tục thực khiến người đời nực cười, nếu cho mượn ngựa thì phải dặn dò phải cho ngựa ăn no uống đủ, sợ đối phương ngược đãi ngựa của mình. Cho đối phương mượn áo thì dặn dò không được để dơ, để nhàu, sợ áo bị hỏng. Huống hồ đứa con trai khó khăn lắm mới sinh ra được lại đem cho em trai của chồng nuôi, chẳng chút đắc ý và cũng chẳng chút keo kiệt. Như thế không khó sao được? Cốt nhục phân ly, cho dù có bị cha mẹ chồng ép buộc thì người thế gian thông thường sẽ chẳng thuận theo, đằng này chồng của mình cũng không hề có ý đó. Sự hiền đức của Chương Tẩu thật là đáng quý vậy!
THÔI THIẾU ĐỆ