VỢ BÔN KHÍCH LỆ CHỒNG

Một phần của tài liệu nhung-cau-chuyen-duc-hanh-phu-nu (Trang 119)

Kháng. Lúc Bành Kháng đỗ Tiến sĩ, anh em cọc chèo của Bành Kháng là Trạm Bôn vẫn là một vị quan nhỏ trong huyện. Người thân và người trong họ của vợ Bành Kháng đều đến chúc mừng Bành Kháng. Trên bàn toàn những người nổi tiếng đương thời, Bành Kháng ngồi bên phải khách. Những người khách này bày tỏ thái độ rất bội phục. Nhưng Trạm Bôn thì sao? Trạm Bôn trốn ở nhà sau ăn cơm, địa vị của hai người bọn họ cũng một trời một vực. Vợ của Trạm Bôn thấy tình hình như vậy cũng cảm thấy rất hổ thẹn bèn trách chồng rằng: “Làm đàn ông con trai, tự mình không thể khích lệ mình, đến nỗi để người ta làm nhục đến mức

này, còn mặt mũi nào?”. Trạm Bôn cảm thấy lời của vợ không sai, thế là

cố gắng học hành, quả nhiên đỗ khoa cử. Lúc này, Bành Kháng đang đi du ngoạn ở ngoại thành, nghe tin Trạm Bôn thi đỗ, bất giác thét lên một tiếng, từ trên lưng ngựa ngã xuống đất. Do vậy người thời đó có câu:

“Trạm Bôn thi đỗ, Bành Kháng ngã ngựa”.

Bậc quân tử khen ngợi vợ của Trạm Bôn, có thể khích lệ chồng, để chồng đạt được công danh.

Con người chỉ cần có thể tự mình khích lệ mình, có chí khí như vậy thì cuối cùng cũng sẽ thành công. Cũng chỉ có trải qua khó khăn, người có chí khí như vậy chắc chắn sẽ tự khích lệ mình. Giả sử để cho Trạm Bôn ngồi bên cạnh những người nổi tiếng đã cảm thấy hổ thẹn rồi, huống hồ còn trốn ở nhà sau để ăn cơm? Trạm Bôn không cảm thấy hổ thẹn mà vợ Trạm Bôn cảm thấy hổ thẹn, cuối cùng Trạm Bôn bị lời nói của vợ làm cho cảm động mà quyết chí vươn lên mà rửa sạch nỗi nhục của mình. Như vậy sao có thể nói là không thể nghe theo lời nói của phụ nữ chứ?

Một phần của tài liệu nhung-cau-chuyen-duc-hanh-phu-nu (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)