được phong làm Đông Quang Huyện Chúa. Khi Sở Viên lên tám tuổi, Kỷ Vương bị bệnh, trong lòng Sở Viên ưu sầu đến nỗi không ăn cơm. Cha của cô bé thấy cô bé còn nhỏ tuổi nên rất xót thương cô bé bèn nói dối cô bé rằng: “Bệnh của cha đã khỏi rồi”. Sở Viên nhìn kỹ mặt cha thì thấy vẫn mang sắc mặt của người bị bệnh. Cô bé tuy nhỏ nhưng thông minh biết được đó là ý tốt của cha mà trong lòng vẫn cứ ưu sầu. Sau này khi lớn lên, Sở Viên được gả cho Bùi Trọng Tương. Sở Viên hầu hạ mẹ chồng giống như khi còn ở nhà hầu hạ mẹ của mình, đối xử với chồng tôn kính giống như đối với khách, rất hòa thuận với các chị em dâu. Thái độ đối xử với người bề dưới và người hầu rất trìu mến.
Khi đó, cuộc sống của Hoàng thân quốc thích đều vô cùng xa xỉ. Mọi người ganh đua sự giàu có xa hoa. Họ thấy Đông Quang Huyện Chúa rất giản dị bèn nói với nàng rằng: “Một người sống ở trên đời, miễn là thoải mái là được. Sao một mình nàng lại cần kiệm, vất vả như
vậy?”. Sở Viên trả lời họ rằng: “Từ nhỏ tôi đã thích nói lễ pháp. Nay tôi
làm theo mà không trái với lễ pháp là chí nguyện của tôi đã đạt được rồi. Há chẳng phải càng thoải mái sao! Phụ nữ có hành vi cung kính, khiêm tốn thì có thể tác thành đức hạnh, có hành vi kiêu xa, phóng túng thì có thể làm bại hoại danh dự. Huống hồ, phú quý và ân sủng được dễ thì
mất cũng dễ. Đâu có thể dựa vào đó để ức hiếp người khác!”.
Theo yêu cầu của Lễ, nàng thà sống cuộc sống cần kiệm cũng không muốn xa hoa. Sở Viên không những thích Lễ mà làm theo tiêu chuẩn của Lễ. Hiếu đức của nàng càng đáng được ngợi khen. Đến khi Võ thị chuyên chính, Kỷ Vương vì tội danh không có căn cứ mà bị xử tử. Nàng khóc lóc thảm thiết, đau thương tột cùng đến nỗi nhiều lần ói ra máu. Sau khi mãn hạn chịu tang, hai mươi năm cũng không trang điểm.
Khi Trung Tông khôi phục ngai vàng, Sở Viên dâng sớ giải oan cho cha mới gột sạch oan khuất, khôi phục lại quan tước cho cha nàng, được tuẫn táng ở Chiêu Lăng.
ĐỖ HẬU LỄ PHÁP