có một người phụ nữ, một tay dắt một đứa bé, một tay bế một đứa bé, cứ như vậy mà chạy. Quân lính nước Tề đuổi theo, người phụ nữ đó bèn vứt bỏ đứa bé bế trên tay xuống rồi dắt đứa bé đang dắt ở tay mà chạy. Binh sĩ đuổi kịp người phụ nữ đó và hỏi nàng rằng: “Sao nàng lại vứt bỏ
đứa bé bế trên tay mà dắt đứa bé kia mà chạy. Đây là nguyên cớ gì?”.
Người phụ nữ nói: “Đứa bé mà tôi dắt là con trai của anh tôi. Đứa bé bị vứt bỏ là con trai của tôi. Tôi thấy tình thế như vậy không thể vẹn toàn
cả đôi bên, cho nên đành vứt bỏ con trai mình”. Tướng quân nước Tề
nghe xong bèn hỏi: “Con trai của anh với con trai của mình, ai thân
hơn?”. Người phụ nữ nói: “Đối với con trai mình là sự yêu thương cá
nhân, đối với con trai của anh là nghĩa chung. Vứt bỏ con trai mình, tuy trong lòng rất đau, nhưng từ nghĩa công mà nói vẫn phải làm như vậy
mới đúng”.
Tướng quân nước Tề bèn ra lệnh cho quân sĩ quay về không đi đánh nước Lỗ nữa, còn nói: “Một người phụ nữ nước Lỗ còn biết làm việc nghĩa. Một đất nước nhân nghĩa như vậy, sao có thể công đánh họ
được?”, thế rồi đem quân quay về. Người phụ nữ vứt con trai mình cũng
được bảo toàn. Lỗ Công biết được việc này bèn ban cho người phụ nữ đó rất nhiều lễ vật, còn ban cho nàng một danh hiệu là Nghĩa Cô Tỉ.
Lý Văn Canh bàn rằng: Nghĩa Cô có thể trong tình huống lưu lạc khốn khó, trong tình thế không thể vẹn toàn cả đôi bên, nén đau thương vứt bỏ con trai mình để bảo toàn cho con trai của anh, có thể nói là dốc lòng vì tình sâu nghĩa nặng, tận nghĩa đến cùng cực. Thực là nam nhi đại trượng phu hiểu rõ đạo nghĩa cũng rất khó mà làm được, nhưng một người phụ nữ lại làm được. Thực sự là để cho người muôn đời phải khâm phục, huống hồ là Tướng quân nước Tề và những người trông thấy việc này. Ban cho nàng danh hiệu là Nghĩa, thực sự là xứng đáng.
NGHĨA QUÂN CỦA CÔNG CHÚA BÌNH DƯƠNG